Wednesday, March 29, 2017

Đinh Tiên Hoàng

Đinh Tiên Hoàng sưu tầm internet

Hôm nay mình sẽ viết người anh hùng rất nổi tiếng và là người đầu tiên xưng vua sau thời kỳ Bắc Thuộc. Ông tên là Đinh Bộ Lĩnh, quê ở huyện Gia Viễn, Tỉnh Ninh Bình. Ông sinh vào ngày 22 tháng 3 năm 924 mất tầm tháng 10 năm 979. Cha ông là Đinh Công Trứ vốn là thứ sử Hoan Châu (Xứ Nghệ) nhưng cha ông mất sớm, ông phải theo mẹ về quê là Nho Quan (phía Bắc Ninh Bình) và ở nương tự nhà chú ruột.

Như là định mệnh, ông về đây đã kết thân với những người chí cốt là Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Trịnh Tú., Đình Điền. Chuyện kể rằng, vào một ngày đẹp trời, Trịnh Tú bị Nguyễn Bặc và Định Điền bắt nạt nên đã chạy qua méc Lưu Cơ : "ông ơi, tôi bị 2 thằng cò hó kia nó đánh và chiếm đồng cỏ xanh rồi, mất chỗ cho trâu ăn của mình rồi". Lưu Cơ suy nghĩ 1 hồi thì nói rằng "ông đợi tôi xíu, tôi kêu thằng này bạn tôi mới quen, trâu bò phết." Rồi Lưu Cơ chạy ù ra, quay về cùng 1 thằng khác. Trịnh Tú thấy người bạn mới này vui hẳn ra, hăng hái chỉ điểm cho 2 thằng nãy mới bắt nạt mình. Ra đến nơi thì người bạn mới quen của Trịnh Tú lẫn Lưu Cơ cho 2 ông cu cậu kia 1 bài học nhừ tử. Người bạn mới quen đó tên là Đinh Bộ Lĩnh, cậu mới dọn về đây hơn 1 tuần nên chỉ có người bạn là Lưu Cơ thôi nên sẵn lòng giúp đỡ. Sau trận trả thù đấy, ngày hôm sau 3 cậu nhóc tiếp tục ra đồng cho trâu ăn thì vẫn gặp Nguyễn Bặc và Đình Điền ở đấy từ bao giờ nhưng lần này không đánh nhau nữa mà là kết tình huynh đệ. lúc này nhóm này 5 người đã kết nghĩa thành bộ đội "năm anh em trên một chiếc xe tăng". Sau này, bọn trẻ tiếp tục thân thiết với nhau hơn; cùng nhau bày ra những trò chơi trên cánh đồng xưa, trò chơi mà chúng thích nhất là đánh trận giả; Đinh Bộ Lĩnh vốn giỏi nhất nên được và bản lĩnh nhất nên được tôn là anh đại, đai ca trùm nguyên nhóm. Do không có vũ khí, mấy anh em thường hay lấy cờ lau làm kiếm để đánh trận giả. Những ngày rảnh rỗi, năm anh em thường kéo nhau ra đánh nhau với trẻ con thôn khác, đi đến đâu bọn trẻ khác đều nể phục. Cuộc sống cứ thể ềm đềm trôi qua cho đến khi.....


Năm 944, Ngô Quyền mất, con rễ của ông là Dương Tam Kha cướp ngôi, tư lập mình làm vua, Ông này lên nắm quyền nhưng thực chất nhiều nơi trên đất nước không có thần phục, đây chính là mầm mống xảy ra nạn 12 sứ quân. Trong thời gian này, Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp được dân chúng vùng Hoa Lư đến chỗ của Trần Minh Công là một người có đức mà không có con, thấy tướng mạo phi thường nên đã nhận Đinh Bộ Lĩnh con nuôi, rồi gả con gái Trần Nương cho Bộ Lĩnh. Sau này khi Trần Minh Công mất để cho Lĩnh nắm quyền lực. Cuộc đời của Đinh Bộ Lĩnh là những cuộc hôn nhân đầy chính trị, ngoài vợ cả là Trần Nương, ông còn kết hôn với con gái của Dương Tam Kha (lúc này bị đánh thua Ngô Xương Văn và về quê làm vườn) là Dương Vân Nga (người sau này có công với đất nước, có lỗi với nhà Đinh), tiếp tục ông đi tìm những người có thêm củ cải để hậu thuẫn khởi nghiệp thì tìm được Dương Đỉnh là một người khá nhiểu tiền bạc đã gả cho Lĩnh người con gái là Nguyệt Nương làm vợ, nhờ có ba mẹ vợ, Đinh Bộ Lĩnh được cung cấp thóc và vũ khí để nuôi quân. Sau khi mọi thứ đã sắp xếp ổn định, ông chính thức chống đối nhà Ngô và các cát cứ khác. Thời gian này, chiến tranh triền miên, Đinh Bộ Lĩnh rất khôn khéo khi đóng quân ở vùng đất Hoa Lư, nơi mà có rừng núi yểm trợ nên mọi thứ khá yên ổn từ lúc ông nuôi binh và huấn luyện. Cách đánh của ông rất hay, tùy vào mỗi thực trang của các sứ quân khác ông đánh. Mở đầu sự nghiệp dẹp loạn, ông đánh loạn thần Lữ Xử Bình và Kiều Trí Hựu ở triều đình Cổ Loa, còn con cháu nhà Ngô ông lại không tiêu diệt mà dụ hàng để lấy lòng thiên hạ (cưới mẹ Ngô Nhật Khánh làm vợ ), tiếp tục dụ hàng Phạm Bạch Hổ. Còn những tướng lỳ lợm không chịu đầu hàng như : Lý Khuê, Kiều Thuần, Kiều Công Hãn, Nguyễn Thủ Tiệp Nguyễn Khoan đều bị thông 1 cách đau đớn không thương tiếc.

Đây là phân chia 12 sứ quân :

  •  Ngô Xương Xí giữ Bình Kiều (Triệu Sơn - Thanh Hóa)
  •  Đỗ Cản Thạch tự xương là Đỗ Cảnh Công, giữ Đỗ Đông Giang (Thanh Oai, Hà Nội)
  •  Trần Lãm tự xưng Trần Minh Công, giữ Bố Hải Khẩu - Kỳ Bố (Thái Bình)
  •  Kiều Công Hãn tự xưng là Kiểu Tam Chế, giữ Phong Châu - Bạch Hạc (Việt Trì và Lâm Thao, Phú Thọ)
  • Nguyễn Khoan tự xưng là Nguyễn Thái Binh, giữ Tam Đái (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc)
  • Ngô Nhật Khánh tự xưng là Ngô Lãm Công, giữ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội)
  •  Lý Khuê tự xưng là Lý Lãnh, giữ Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh)
  •  Nguyễn Thủ Tiệp tự xưng là Nguyễn Lệnh Công, giữ Tiên Du (Bắc Ninh)
  • Lã Đường tự xưng là Lã Tá Công, giữ Tế Giang (Văn Giang, Hưng Yên)
  • Nguyễn Siêu tự xưng là Nguyễn Hữ Công, giữ Tây Phù Liệt  (Thanh Trì, Hà Nội)
  • Kiểu Thuận tự xưng là Kiểu Lệnh Công, giữ Hồi Hồ - Cẩm Khê (Phú Thọ)
  • Phạm Bạch Hồ tự xưng là Phạm Phòng Át, giữ Đằng Châu (Hưng Yên)






Năm 968, sau khi đánh dẹp xong 11 sứ quân khác, ông chính thức lên ngôi Hoàng đế, Ông không nhận sắc phong của Tàu là An Nam cho nên ông tuyên bố quốc hiệu Đại Cồ Việt ý nói nước Việt này lớn mạnh đàng hoàng chứ không phải con muỗi mà phải cỡ con cọp trở lên. Các bạn coi phim Tàu nhiều có để ý, những hoàng đế bên đó họ hay đặt tên có chữ Đại như Đại Tần, Đại Đường, Đại Tống..... thế mà Anh Hoàng nhà mình còn thêm chữ Cồ vào biết là anh ấy phải chiến thế nào rồi.


Hình ảnh mô tả thủ đô Hoa Lư
Tiếp theo ông dời đô về Hoa Lư, ngày nay ai còn đi được Tràng An thì quả là một diễm phúc, nơi này còn rất nhiều dấu tích của Kinh Đô Hoa Lư. Địa thế Hoa Lư thì khỏi phải bàn cãi nhiều, so với Cổ Loa và Đại La thì rất hẹp nhưng địa thế rất hiểm có thể dễ dàng phòng thủ. Thiết Nghĩ may mà chiến tranh cũng ít tàn phá nơi này không thì cũng giống như thành Thăng Long hoặc Kinh Đô Huế cũng tan bành mây khói.





Về mặt ngoại giao : mình phải công nhận Đinh Tiên Hoàng rất ngông cuồng so với Thiên Triều, ông không bao giờ tiếp sứ của Tàu mà chỉ cho con trai mình là Đinh Liễn ra tiếp sứ với vua nhà Tống chẳng khác gì kêu vua Tống thua đế mình 1 cấp dẫn đến sau này nhà Tống đã xâm lược mình. Tuy cứng rắn với nhà Tống như vậy nhưng Vua cũng có chuẩn bị sức mạnh quân sự rất mạnh, theo như sách sử ghi lại thì binh lính của ông có thể lên tới 1 triệu quân(ngụ binh ư nông, cho về vườn làm việc khi nào cần thì kêu lại) rất đông và nguy hiểm cộng với thời gian này bên Tống cũng đang có chiến tranh tàn dư cát của Ngũ Đại Quốc vì vậy cũng không khởi binh mặc cho anh Hoàng xỉ nhục. Nói trên danh nghĩa vậy cho vui tai chứ sự thật anh Hoàng cũng cống nạp hẳn hoi chứ cũng không hẳn dám hỗn với anh Tàu ý Quang ở đây chỉ là mong muốn chứng minh rằng nước Việt ta cũng đã ngang hàng chứ không phải là một vùng đất nhỏ để Tàu muốn nói gì thì nói, làm gì thì làm. 

Ngoài ra, Đinh Tiên Hoàng là một người trị nước cực kỳ nghiêm. Ông đặt vạc lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong cũi và hạ lệnh : "cu nào hổ báo hoặc trẻ trâu sẽ chịu vạc dầu không thì cho vào cho hổ ăn thịt " Mọi người nghe xong là muốn tè ra quần rồi còn ai dám nghịch ngu nữa. Mọi việc đối với Vua đều trọn vẹn, giỏi cai trị, giỏi cầm binh nhưng cuối đời ông lại mắc sai lầm rất lớn để rồi triều đại của ông phải chấm dứt vỏn vẹn 12 năm đó là chọn người kế vị( sau này cũng có người giống với ông vì điều tương tự mà dẫn tới bị mất triều đình mà bao công tình gầy dự đó là Nguyễn Huệ). Đinh Liễn là con trai cả của ông, người từng giàu sinh ra tử theo cha từ thuở bé, làm bộ trưởng bộ ngoại giao, giúp đỡ, gây dưng bao nhiêu thứ; thế mà Đinh Tiên Hoàng lại lập Hạng Lang làm thái tử dẫn tới Đinh Liễn tức giận sai người giết vào đầu năm 979 dẫn đến suy sụp sau này.

Vào mùa đông khoàng tháng 10 năm 979, Hai cha con Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn ngồi nhâm nhi cho ấm. Lúc này vị anh hùng Hoa Lư đã tuổi sắp về hưu nên hai cha con ngồi nhậu tâm sự. Vua cha hỏi ông con rằng : sau này con tính trị nước như thế nào con trai của ta ? Đinh Liễn tâu : con sẽ dùng tài đức của mình để cai tri. Vua cha liền hỏi lại : thế sao con lại giết em con không thương tiếc, vậy tài đức của con để đâu hả ?. Ông con im lặng tiếp tục uống, cả hai đều không nói gì uống cho đến lúc say thì ngủ gục trên bàn. Không may đêm ấy, có thích khách đã đột nhập, hắn đến cầm kiếm đâm một nhát thật mạnh, chỉ còn nghe tiếng "hực" thế là người anh hùng cờ lau Vạn Thắng Vương đã từ trần trong đêm mùa đông buốt giá đó cả Liễn cũng không thoát được nanh vuốt tử thần. Máu đã chảy vĩnh biệt hai người anh hùng họ Đinh. Chấm dứt cuộc đời đầy vĩ đại của ông.





Tham Khảo

https://www.facebook.com/tiger.king
https://www.facebook.com/x.file.of.history/?ref=ts&fref=ts
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10204269659815535&set=a.10203971025789871.1073741881.1649487872&type=3&theater


2 comments: