Tuesday, April 11, 2017

Sự sụp đổ nhà Đinh và cuộc đời Lê Hoàn

Sau cái chết đầy thê thảm và đầy ẩn khúc của cha con nhà họ Đinh. Mọi chuyện trong triều đình rối tung cả lên. Mọi việc chỉ kết thúc ban đầu với chuyện bắt được Đỗ Thích. Tương truyền rằng : Đỗ Thích mơ thấy sao bay vào miệng, tưởng rằng mình sẽ được làm vua nên đã hành thích hai cha con nhà Đinh, nhưng đó chỉ là âm mưu ban đầu của sự việc trên.

Sau ba ngày núp trên máng nước, khát nước và vô vọng, Đỗ Thích thò tay ra hứng giọt nước mưa thì bị bắt. Nguyễn Bặc đã phi lên chụp đầu chú này xuống và giết không cần xử xiếc gì hết, mặc cho chú này van xin kêu oan tha thiết. Sau khi hành hình xong Đỗ Thích thì Trịnh Tú, Đinh Điền, Lưu Cơ cũng về tới nơi, Mấy anh em tụ họp lại ngồi nhậu chia buồn, cân nhắc lại vụ việc. Đinh Điền lên tiếng trước : "không biết mấy huynh nghĩ sao, tôi nghĩ không phải Đỗ Thích giết đâu" Lưu Cơ nói thêm : " Tôi cũng nghĩ vậy, Đỗ Thích giết vua vậy thì cũng chẳng được gì cả". Trịnh Tú liền góp thêm ý "ai muốn giết vua thì phải có động cơ muốn lên làm vua, huống chi Đỗ Thích không phải là chức quyền lớn, cũng chả có vây cánh thì mắc gì phải làm như vậy, chẳng qua có thể đi kiểm tra vô tình đi ngang qua đó thôi.". Những lập luận đầy chính xác như vậy khiến cho Nguyễn Bặc phải im lặng, trầm tư suy nghĩ liền hỏi lại " vậy mấy huynh nghĩ ai đầy đủ những quyền lực để làm điều đó", bốn anh em nhìn nhau và nói : "Lê Hoàn". Màn đêm mùa đông tĩnh lặng dần, cả bốn huynh đệ đều im lặng không nói thêm gì cả.

Sau đó, mấy anh em đưa Đinh Toàn lên ngôi vua, khi ấy mới 6 tuổi. Hoàng hậu Dương Vân Nga (thánh nữ cỡ Võ Tắc Thiên gọi bằng cụ, cha thì lật đổ nhà Ngô, con thì bỏ luôn nhà Đinh và làm hoàng hậu cho nhà Tiền Lê) đã tôn Lê Hoàn lên làm phó vương. Lê Hoàn khi lên làm phó vương và là nhiếp chính cho vua thì tỏ ra lộng hành, đi lại trong cung cứ như đi chợ. Điều này càng chứng tỏ rằng việc nghi ngờ Lê Hoàn chính là người đã giết cha con nhà Đinh của anh em Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Lưu Cơ, Trinh Tú càng có cơ sở hơn.

Cuối cùng điều gì đến cũng đến, tứ đại triều đình (Nguyễn Bặc, Đình Điền, Trịnh Tú, Lưu Cơ) đã dấy binh để giết Lê Hoàn nhưng tiếc thay cả bốn ông đều không phải là đối thủ của Lê Hoàn khi đó mới ngoài 30 tuổi. Khi chiến đấu với tứ đại triều đình thì Lê Hoàn dùng mưu phóng lửa đốt hết thuyền của mấy anh em nên bốn ông đều thua, người thì bị bắt, người thì tự tử nhìn rất thảm khốc. Sau khi đã giết hết những kẻ ngáng chân, năm 980, Dương Vân Nga đã trao long bào cho Lê Hoàn (tức Lê Đại Hành), chấm dứt tất cả những gì của bộ năm anh em siêu nhân đã gầy dựng.


Lê Hoàn sinh năm 941 tại Thanh Hoá. Khi còn trẻ ông làm quan cho nhà Đinh. Đầu tiên, ông làm dưới trướng của Đinh Liễn sau đó Đinh Bộ Lĩnh thấy ông này tính tình phóng khoáng, có chí lớn (cướp luôn ngôi) nên đã cho ông 1k quân để góp vốn đánh nhau. Sau khi giải phóng, ông được phong làm Thập Đại Tướng Quân (Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng).Tiếp đó Đinh Bộ Lĩnh mất, ông được lên làm Nhiếp Chính cho vua là Đinh Toàn. Ông nổi tiếng là người biết trọng dụng người tài . Một trong những minh chứng đó là Phạm Cự Lạng (em của Phạm Hạp - người đã cùng tứ đại triều đình chống lại Lê Hoàn), nhưng ông vẫn tin dùng và còn phong chức Thái uý cho Phạm Cự Lạng. Ngoài ra, khi ông dẹp những cánh quân phản động, ông chỉ giết người đứng đầu chứ không hề đả động gì đến cấp dưới. Có rất nhiều ý kiến cho rằng Lê Hoàn có ý định làm vua và đã sai người giết chết cha con nhà Đinh, bản thân Quang lúc đó cũng tin vào điều đó, nhưng sau 1 lần đến thăm mộ Đinh Bộ Lĩnh thì mình mới được biết rằng, mộ của ông chỉ sau vách núi. Có một người ở đó đã nói với tôi rằng : "khi còn sống ông chỉ là bề tôi của vua Đinh nên không dám chôn ngang ngửa mà chỉ xin đứng sau vách núi này" Ông có phải là người đáng trách như vậy không ?





Tình hình Bắc Nam đang khá căng thẳng. Phía Bắc, sau khi đã giải quyết nạn cát cứ và tái thống nhất lại Trung Khựa, họ lâm le xăm lược nước ta, thời này Khựa rất mạnh dưới thời Tống Thái Tông, một trong những ông vua hiếu chiến. Còn phía Nam thì sao ? Phía Nam là Chiêm Thành, nơi phò mã của Bộ Lĩnh là Ngô Nhật Khánh đang núp chờ đợi thời cơ, khi nghe tin Đinh Bộ Lĩnh mất, ông này đã cùng vua Chiêm Thành với hơn 1k thuyền sang đánh nước ta. Nhưng giống như là định mệnh, ông Ngô Nhật Khánh suốt đời không thể lên làm vua, vì khi đang hành quân thì gặp bão dìm chết hết (nhọ). Khi tình hình phía nam đã tạm ổn, Lê Hoàn gấp rút chuẩn bị đập nhau với Khựa thì cùng lúc đó, ông được Dương Vân Nga và các quan tôn lên ngôi vua, lấy hiệu là Lê Đại Hành.

Trận chiến nhà Tống :
Lê Hoàn chính thức lên kế hoạch để thông những người bạn đến từ phía bắc là Mr.Khựa. Việc đầu tiên là ông đã xậy dựng một trận địa đầy kiên cố ở Bình Lỗ (sông cả Lồ) để chặn quân Khựa từ Cao Bằng xuống. Mặc khác, ông lại cắm cọc y như thời Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng nhằm chặn quân thủy qua. Do lần này không phải là một nước Nam Hán xưa kia mà là một trung Khựa đầy mạnh mẽ nên mọi thứ đều phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Mọi chuyện được sắp xếp, chỉ huy chặt chẽ từ các tướng tới binh lính.

Đầu năm 981, quân Tống tiến vào nước ta, bị chặn đánh ngay tại Bình Lỗ, trận chiến này rất quyết liệt, quân Tống cố gắng rất nhiều nhưng không thể tiến đánh được thậm chí còn bị thiệt hại nặng nề nên phải rút quân cắm trại chờ thời cơ. Ngược lại, mặt trận thuỷ quân Lê Hoàn đã thua một trận khá đau đớn ở đây, do quân Tống kéo đến thì thủy triều chưa rút nên cọc đóng dưới sông lại không thể phát huy khả năng của nó, trận này quân ta thiệt hại khá nhiều.


Sau khi rút quân thủy về kịp để củng cố lại lực lượng, Lê Hoàn gửi thư xin hàng nội dung kiểu như "cho em xin hàng, các anh tha cho em một con đường sống....". Tình thế lúc này rất nguy bách, quân thuỷ của ta thất thế nhưng may mắn là quân bộ của Khựa vẫn đang mắc kẹt ở Bình Lỗ. Vào đầu tháng 4 năm 981 quân Tống được thêm chi viện nên tỏ ra hung hăng hơn, chúng xua quân đánh vào tuyến Bình Lỗ lần 2, cũng như lần trước đó tiếp tục thất bại nên phải lui quân về sông Bạch Đằng phòng thủ. Do không thể thực hiện được kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh vào thành Đại La nên Cụ Bảo đã chuyển hướng đánh ngược về Kinh Đô Hoa Lư bằng đường thủy qua sông Bạch Đằng. Nhưng tiếc thay lần này khác xưa rất nhiều, Lê Hoàn đã được tình báo cho biết và chuẩn một cạm bẫy rất lớn đang chờ những người bạn phía Bắc. Đợt này Lê Hoàn đã chọn một khúc sông nhỏ trên sông Bạch Đằng và cho mai phục ở đó. Sau đó dùng kế sách ngày xưa của Ngô Quyền, giả bộ đem quân ra đánh nhử vào Thập Diện Mai Phục (chém tí) cho gần 3/4 quân của Khựa nằm ngủ dưới lòng sông Bạch Đằng thân thương.


Còn lính bộ thì sao ? nghe tin Hầu Nhân Bảo chết và thua trận ở Bạch Đằng, toàn quân nhanh chóng rút khỏi Bình Lỗ (vừa đi vừa khóc-Nhạc Sĩ : Minh Thư) nhưng vẫn bị quân Lê Hoàn truy kích chết hết mấy phần. Vua Tống lúc này nghe tin cấp báo trứng cút đá loạn xì ngầu rồi đành phải hạ lệnh lui quân về, chính thức công nhận Lê Hoàn lên ngôi vua. Mở ra một trang sử sáng cho nước Việt.

Dấu ấn Chiêm Thành : 

Dẹp xong lực lượng phía Bắc và các mầm móng gây họa, vào năm 982, Lê Hoàn gửi sứ giả qua Chiêm Thành để ngoại giao thì bị vua Chiêm bắt lại rồi giết luôn sứ. Điều này làm cho vua ta rất tức giận liền ra lệnh đóng thuyền, sửa lại binh khí đem đại quân sang Chiêm Thành. Trước đối thủ yếu là vua Chiêm Thành thì quá dễ dàng cho Lê Hoàn, ông đã bắt được vua Chiêm, san bằng thành trì, lấy hết vàng bạc, châu báu ở lại chơi đúng 1 năm mới chịu về. Kể từ ngày hôm đó chính thức cho cuộc nam tiến của dân tộc Việt Nam chúng ta. 

Các Nghiên cứu thống kê cho thấy, trong vòng 24 năm trị vì, Lê Hoàn là người đặc biệt quan tâm đến vùng đất phía nam, đã tiến hành 6 hoạt động quân sự lớn ở đây trong số 10 hoạt động quân sự lớn suốt thời gian trị vì của ông, vua đích thân cầm quân đánh dẹp các cuộc nổi dậy của các thế lực cát cứ lẫn xâm lấn, bảo vệ vững chắc miền biên giới, trực tiếp chuẩn bị cho quá trình nam tiến của người Việt, mở rộng thêm lãnh thổ của quốc gia Đại Cồ Việt.


Ngoại giao : 

Sau khi cho nhà Tống một bài học to lớn, Lê Hoàn chủ động gửi sứ giả làm hòa xin cống nạp và dâng biểu xin tạ lỗi vào năm 983 và 985. Vua dùng chính sách ngoại giao rất mềm dẻo nhưng cực kỳ cương quyết. Có lần sứ Tống bắt vua phải quỳ, vua liền từ chối nói rằng mới bị té ngựa nên đau không quỳ được, thậm chí sau này, Lê Hoàn chỉ cho sứ nhà Tống dừng lại biên giới và nói thẳng với sứ rằng : "Đường sá xa xôi nên sau này có tin tức gì thì cứ đứng ở biên giới mà thông báo thôi, không phải phiền chú qua tận kinh thành"

Hành động này chẳng khác gì chửi vả vào mặt cha con nhà Tống, hạ mức ngoại giao tới mức thấp nhất. Nhưng có lẽ kiêng nể Lê Hoàn nên vua Tống cũng bó tay, im lặng cho xong chuyện.

Tóm tắt :


Điểm hay của Lê Đại Hành là xuất thân võ tướng nên luôn tự mình xung phong ra trận. Nói tóm lại vua Lê Hoàn về mặt ngoại giao đã nâng cao được địa vị nước ta, bên trong thì an ninh ổn định, bên ngoài biết dùng sức mạnh để làm Trung Quốc và Champa phải kiêng nể.

Vua Lê Đại Hành cũng rất giỏi trong việc trị vì, đặt ra nhiều luật lệ mới được người dân ngưỡng mộ và thêu dệt thành chuyện huyền thoại, dân gian. Đó là lý do vì sao cuộc đời ông tuy có nhiều mây đen nghi án phủ kín nhưng với tôi thì Lê Đại Hành vẫn là một hoàng đế tuyệt vời và vẫn được xem là anh hùng dân tộc.


Tài Liệu Tham Khảo:

https://www.facebook.com/tiger.king
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_%C4%90%E1%BA%A1i_H%C3%A0nh
https://www.facebook.com/x.file.of.history/?fref=ts
Lịch sử Việt Nam, từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XX : giáo sư Lê Thành Khôi:


No comments:

Post a Comment