Friday, March 17, 2017

Ngô Quyền

Ngô Quyền (sưu tầm internet)




Nói thật, khi viết về nhân vật Ngô Quyền rất ít tài liệu về Ngài, một người dặt nền móng đầu tiên chấm dứt thời kỳ Bắc Thuộc nhưng mình thích thì mình viết thôi, hy vọng sau này sẽ có người bổ sung thêm, tìm kiếm tài liệu nào đó để bài viết thêm hoàn thiện.

Ngô Quyền sinh ra ở Đường Lâm (giờ là Ba vì, Hà Nội), hiện nay vẫn còn lăng của Ngài ở đây. Ông là con trai của một hào trưởng có thể lực ở đây. Ngô Quyền từ bé đã rất giỏi võ, dáng đi như cọp, vẻ người khôi ngô, mắt sáng như chớp (đẹp trai, giỏi võ, con nhà giàu). Theo như tương truyền khi ông sinh ra nhà có áng sáng lạ nên người ta mới bảo nhau rằng sau này ông sẽ là người phi thường và sẽ làm chúa 1 phương.

Ngoài 20 tuổi, Ngô Quyền đã đi theo Dương Đình Nghệ, một vị tướng tài của họ Khúc. Thấy Ngô Quyền là một người tài giỏi, có tài năng lãnh đạo và rất trung thành nên đã gả người con gái yêu quý của mình là Dương Như Ngọc (rất nhiều sách nói cuộc hôn nhân này mang tính chất chính trị).  Năm 931,  Dương Đình Nghệ tự xưng tiết lộ sứ và phong cho Ngô Quyền về quản lý Ái Châu (Thanh Hóa). Cuộc sống cứ êm đềm trôi qua cho đến khi Dương Đình Nghệ bị sát hại bởi Kiểu Công Tiễn. Ông rất tức giận nên đã dấy binh trả thù. Sau khi Giết Kiểu Công Tiễn, ông được tình báo cho biết là nhà Nam Hán sẽ tiến đánh. Ông cắt đầu Tiễn treo ở thành Đại La để tuyên bố rằng mọi thứ đang được kiểm soát và chuẩn bị đánh nhau với Tàu Khựa. Thời điểm này quân Nam Hán rất đông, thật ra mà nói thì chưa bao giờ dân Việt Nam mình có dân số bằng Tàu cả. Thời điềm này, dân số của Tàu đã trên gần 50 triệu rồi mà dân số của ta chưa được hai triệu, rất mỏng so Tàu, nhưng dân tộc mình được cái là rừng núi hiểm trở, khí hậu rất khó chịu, sông ngòi dày đặc và chằng chịt.

Nói tới giặc Nam Hán tuy nước nhỏ trong thập quốc(cũng to hơn nước ta hồi đó) nhưng có nền kinh tế khá ổn, thời gian này Tàu khá mạnh, có thuyền lớn, binh lính đông đảo phải nói là nhìn vào đội hình hai bên thì nước ta chỉ có khả năng rất mong manh bởi vì không chỉ giặc Nam Hán mà còn lũ tay sai bán nước Kiều Công Tiễn nữa. Nhưng dân tộc ta có Ngô Quyền, một người có mưu mẹo và thông minh trong việc quân. Sau khi bàn bạc với các tướng, Ngô Quyền quyết định cắm cọc ở sông Bạch Đằng. Phải nói là đây vô cùng thông minh của một bộ não siêu việt thời đó. Tuy nhiên, kế sách này không phải của Ngô Quyền, là 1 người họ hàng của Kiều Công Tiễn là Kiểu Công Hãn. Ông này đầu tiên theo ông mình nhưng thấy ông mình lầy quá, giết chủ cướp ngôi đã quay về theo Ngô Quyền. Trở lại với kế sách, thời kỳ này quân Nam Hán rất thiên chiến về thủy quân, nhưng muốn đánh được thành Đại La thì phải qua sông Bạch Đằng(con sông này là cơn ác mộng của Khựa nhiều thế kỷ liền).Ngô Quyền sau khi nghe kế xong, liền sai Dương Tam Kha (vì ông này có nạn 12 sứ quân sau này) đi vút đầu nhọn rồi cắm xuống sông gần 3 dặm. Sau khi chuẩn bị xong xuôi thì lúc này thủy quân do tướng trẻ Hoằng Thao (con ông cháu cha) tài năng kém cõi, được cái là hoàng tử nên được cầm quân ra trận. Cu Thao này rất tự tin khi thấy tướng Nguyễn Tất Tố ra đánh nhưng bỏ chạy không biết rằng mình đang bị dụ vào bãi phục kích, Cu cậu tưởng đang đà thắng liền xu quân vào đánh, mình thiết nghĩ lúc này chắc cụ Thao này tính đánh quên hết ngày mai, thì 1 tiếng "Ầm". Ngô Quyền đứng trên bờ và nói "xin phép cười vào mặt chú em". từ hai bên bờ, quân ta có hàng ngàn thuyền nhỏ ập ra bu vào chém giết. Cảnh tượng lúc này rất tang thương, thuyền lớn của Khựa bị đổ ra, lính khựa phần thì chết đuối, phần thì bị chém, giặc tàu 10 phần thì chết cũng phải 6,7 phần. Trận này quy mô này rất lớn nhưng chưa đến 1 ngày là đánh giết, chém loạn xạ rồi. Trận đánh này nhanh đến nổi bố của Hoằng Tháo là vua Nam Hán là Lưu Cung đang cầm binh ở biên giới để có chuyện gì thì sẽ kéo binh vào trợ thủ, nhưng ông ấy chỉ được lấy xác của con ông mang về.

Nhà Ngô - sưu tâm từ internet
Sau khi đánh xong giặc, Ngô Quyền chính thức xương vương, đóng đô tại thành Cổ Loa vào năm 939. Mình có tìm hiểu tại sao Ngô Quyền không đóng độ tại Đại La (Thăng Long). Có rất nhiều vấn đề được dãy sóng nhưng theo ý kiến mình thì thấy rằng Đại La từng là trung tâm quyền lực khi còn bị Bắc Thuộc cộng với các thương nhân, quan cai trị người Hoa ở đây rất nhiều và thế lực của họ không hề nhỏ chưa tính họ cũng có thế là nội gián, mặc khác tính người Việt mình vốn tự ti không thích xài đồ của Khựa để lại nên đã chuyển sang vùng khác. Nguyên nhân cuối cùng, thành Đại La rất dễ bị đánh úp nên đã chuyển vùng xa hơn, nơi có núi hoặc sông bảo vệ để dễ bề phòng thủ.

Nhìn vào bản đồ, chúng ta bị mất 1 khoảng đất khá lớn từ thời Khúc Thừa Hạo. Vấn đề này rất nhiều sử gia đã nghiên cứu nhưng có một số ý kiến mình thấy rất đúng là do thời điểm này lực lượng nhà Ngô khá mỏng không thể tiếp tục dâng lên đánh nên cũng không thể trách được Ngô Quyền chỉ dừng lại như bản đồ kế bên.


No comments:

Post a Comment