Wednesday, March 29, 2017

Đinh Tiên Hoàng

Đinh Tiên Hoàng sưu tầm internet

Hôm nay mình sẽ viết người anh hùng rất nổi tiếng và là người đầu tiên xưng vua sau thời kỳ Bắc Thuộc. Ông tên là Đinh Bộ Lĩnh, quê ở huyện Gia Viễn, Tỉnh Ninh Bình. Ông sinh vào ngày 22 tháng 3 năm 924 mất tầm tháng 10 năm 979. Cha ông là Đinh Công Trứ vốn là thứ sử Hoan Châu (Xứ Nghệ) nhưng cha ông mất sớm, ông phải theo mẹ về quê là Nho Quan (phía Bắc Ninh Bình) và ở nương tự nhà chú ruột.

Như là định mệnh, ông về đây đã kết thân với những người chí cốt là Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Trịnh Tú., Đình Điền. Chuyện kể rằng, vào một ngày đẹp trời, Trịnh Tú bị Nguyễn Bặc và Định Điền bắt nạt nên đã chạy qua méc Lưu Cơ : "ông ơi, tôi bị 2 thằng cò hó kia nó đánh và chiếm đồng cỏ xanh rồi, mất chỗ cho trâu ăn của mình rồi". Lưu Cơ suy nghĩ 1 hồi thì nói rằng "ông đợi tôi xíu, tôi kêu thằng này bạn tôi mới quen, trâu bò phết." Rồi Lưu Cơ chạy ù ra, quay về cùng 1 thằng khác. Trịnh Tú thấy người bạn mới này vui hẳn ra, hăng hái chỉ điểm cho 2 thằng nãy mới bắt nạt mình. Ra đến nơi thì người bạn mới quen của Trịnh Tú lẫn Lưu Cơ cho 2 ông cu cậu kia 1 bài học nhừ tử. Người bạn mới quen đó tên là Đinh Bộ Lĩnh, cậu mới dọn về đây hơn 1 tuần nên chỉ có người bạn là Lưu Cơ thôi nên sẵn lòng giúp đỡ. Sau trận trả thù đấy, ngày hôm sau 3 cậu nhóc tiếp tục ra đồng cho trâu ăn thì vẫn gặp Nguyễn Bặc và Đình Điền ở đấy từ bao giờ nhưng lần này không đánh nhau nữa mà là kết tình huynh đệ. lúc này nhóm này 5 người đã kết nghĩa thành bộ đội "năm anh em trên một chiếc xe tăng". Sau này, bọn trẻ tiếp tục thân thiết với nhau hơn; cùng nhau bày ra những trò chơi trên cánh đồng xưa, trò chơi mà chúng thích nhất là đánh trận giả; Đinh Bộ Lĩnh vốn giỏi nhất nên được và bản lĩnh nhất nên được tôn là anh đại, đai ca trùm nguyên nhóm. Do không có vũ khí, mấy anh em thường hay lấy cờ lau làm kiếm để đánh trận giả. Những ngày rảnh rỗi, năm anh em thường kéo nhau ra đánh nhau với trẻ con thôn khác, đi đến đâu bọn trẻ khác đều nể phục. Cuộc sống cứ thể ềm đềm trôi qua cho đến khi.....


Năm 944, Ngô Quyền mất, con rễ của ông là Dương Tam Kha cướp ngôi, tư lập mình làm vua, Ông này lên nắm quyền nhưng thực chất nhiều nơi trên đất nước không có thần phục, đây chính là mầm mống xảy ra nạn 12 sứ quân. Trong thời gian này, Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp được dân chúng vùng Hoa Lư đến chỗ của Trần Minh Công là một người có đức mà không có con, thấy tướng mạo phi thường nên đã nhận Đinh Bộ Lĩnh con nuôi, rồi gả con gái Trần Nương cho Bộ Lĩnh. Sau này khi Trần Minh Công mất để cho Lĩnh nắm quyền lực. Cuộc đời của Đinh Bộ Lĩnh là những cuộc hôn nhân đầy chính trị, ngoài vợ cả là Trần Nương, ông còn kết hôn với con gái của Dương Tam Kha (lúc này bị đánh thua Ngô Xương Văn và về quê làm vườn) là Dương Vân Nga (người sau này có công với đất nước, có lỗi với nhà Đinh), tiếp tục ông đi tìm những người có thêm củ cải để hậu thuẫn khởi nghiệp thì tìm được Dương Đỉnh là một người khá nhiểu tiền bạc đã gả cho Lĩnh người con gái là Nguyệt Nương làm vợ, nhờ có ba mẹ vợ, Đinh Bộ Lĩnh được cung cấp thóc và vũ khí để nuôi quân. Sau khi mọi thứ đã sắp xếp ổn định, ông chính thức chống đối nhà Ngô và các cát cứ khác. Thời gian này, chiến tranh triền miên, Đinh Bộ Lĩnh rất khôn khéo khi đóng quân ở vùng đất Hoa Lư, nơi mà có rừng núi yểm trợ nên mọi thứ khá yên ổn từ lúc ông nuôi binh và huấn luyện. Cách đánh của ông rất hay, tùy vào mỗi thực trang của các sứ quân khác ông đánh. Mở đầu sự nghiệp dẹp loạn, ông đánh loạn thần Lữ Xử Bình và Kiều Trí Hựu ở triều đình Cổ Loa, còn con cháu nhà Ngô ông lại không tiêu diệt mà dụ hàng để lấy lòng thiên hạ (cưới mẹ Ngô Nhật Khánh làm vợ ), tiếp tục dụ hàng Phạm Bạch Hổ. Còn những tướng lỳ lợm không chịu đầu hàng như : Lý Khuê, Kiều Thuần, Kiều Công Hãn, Nguyễn Thủ Tiệp Nguyễn Khoan đều bị thông 1 cách đau đớn không thương tiếc.

Đây là phân chia 12 sứ quân :

  •  Ngô Xương Xí giữ Bình Kiều (Triệu Sơn - Thanh Hóa)
  •  Đỗ Cản Thạch tự xương là Đỗ Cảnh Công, giữ Đỗ Đông Giang (Thanh Oai, Hà Nội)
  •  Trần Lãm tự xưng Trần Minh Công, giữ Bố Hải Khẩu - Kỳ Bố (Thái Bình)
  •  Kiều Công Hãn tự xưng là Kiểu Tam Chế, giữ Phong Châu - Bạch Hạc (Việt Trì và Lâm Thao, Phú Thọ)
  • Nguyễn Khoan tự xưng là Nguyễn Thái Binh, giữ Tam Đái (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc)
  • Ngô Nhật Khánh tự xưng là Ngô Lãm Công, giữ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội)
  •  Lý Khuê tự xưng là Lý Lãnh, giữ Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh)
  •  Nguyễn Thủ Tiệp tự xưng là Nguyễn Lệnh Công, giữ Tiên Du (Bắc Ninh)
  • Lã Đường tự xưng là Lã Tá Công, giữ Tế Giang (Văn Giang, Hưng Yên)
  • Nguyễn Siêu tự xưng là Nguyễn Hữ Công, giữ Tây Phù Liệt  (Thanh Trì, Hà Nội)
  • Kiểu Thuận tự xưng là Kiểu Lệnh Công, giữ Hồi Hồ - Cẩm Khê (Phú Thọ)
  • Phạm Bạch Hồ tự xưng là Phạm Phòng Át, giữ Đằng Châu (Hưng Yên)






Năm 968, sau khi đánh dẹp xong 11 sứ quân khác, ông chính thức lên ngôi Hoàng đế, Ông không nhận sắc phong của Tàu là An Nam cho nên ông tuyên bố quốc hiệu Đại Cồ Việt ý nói nước Việt này lớn mạnh đàng hoàng chứ không phải con muỗi mà phải cỡ con cọp trở lên. Các bạn coi phim Tàu nhiều có để ý, những hoàng đế bên đó họ hay đặt tên có chữ Đại như Đại Tần, Đại Đường, Đại Tống..... thế mà Anh Hoàng nhà mình còn thêm chữ Cồ vào biết là anh ấy phải chiến thế nào rồi.


Hình ảnh mô tả thủ đô Hoa Lư
Tiếp theo ông dời đô về Hoa Lư, ngày nay ai còn đi được Tràng An thì quả là một diễm phúc, nơi này còn rất nhiều dấu tích của Kinh Đô Hoa Lư. Địa thế Hoa Lư thì khỏi phải bàn cãi nhiều, so với Cổ Loa và Đại La thì rất hẹp nhưng địa thế rất hiểm có thể dễ dàng phòng thủ. Thiết Nghĩ may mà chiến tranh cũng ít tàn phá nơi này không thì cũng giống như thành Thăng Long hoặc Kinh Đô Huế cũng tan bành mây khói.





Về mặt ngoại giao : mình phải công nhận Đinh Tiên Hoàng rất ngông cuồng so với Thiên Triều, ông không bao giờ tiếp sứ của Tàu mà chỉ cho con trai mình là Đinh Liễn ra tiếp sứ với vua nhà Tống chẳng khác gì kêu vua Tống thua đế mình 1 cấp dẫn đến sau này nhà Tống đã xâm lược mình. Tuy cứng rắn với nhà Tống như vậy nhưng Vua cũng có chuẩn bị sức mạnh quân sự rất mạnh, theo như sách sử ghi lại thì binh lính của ông có thể lên tới 1 triệu quân(ngụ binh ư nông, cho về vườn làm việc khi nào cần thì kêu lại) rất đông và nguy hiểm cộng với thời gian này bên Tống cũng đang có chiến tranh tàn dư cát của Ngũ Đại Quốc vì vậy cũng không khởi binh mặc cho anh Hoàng xỉ nhục. Nói trên danh nghĩa vậy cho vui tai chứ sự thật anh Hoàng cũng cống nạp hẳn hoi chứ cũng không hẳn dám hỗn với anh Tàu ý Quang ở đây chỉ là mong muốn chứng minh rằng nước Việt ta cũng đã ngang hàng chứ không phải là một vùng đất nhỏ để Tàu muốn nói gì thì nói, làm gì thì làm. 

Ngoài ra, Đinh Tiên Hoàng là một người trị nước cực kỳ nghiêm. Ông đặt vạc lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong cũi và hạ lệnh : "cu nào hổ báo hoặc trẻ trâu sẽ chịu vạc dầu không thì cho vào cho hổ ăn thịt " Mọi người nghe xong là muốn tè ra quần rồi còn ai dám nghịch ngu nữa. Mọi việc đối với Vua đều trọn vẹn, giỏi cai trị, giỏi cầm binh nhưng cuối đời ông lại mắc sai lầm rất lớn để rồi triều đại của ông phải chấm dứt vỏn vẹn 12 năm đó là chọn người kế vị( sau này cũng có người giống với ông vì điều tương tự mà dẫn tới bị mất triều đình mà bao công tình gầy dự đó là Nguyễn Huệ). Đinh Liễn là con trai cả của ông, người từng giàu sinh ra tử theo cha từ thuở bé, làm bộ trưởng bộ ngoại giao, giúp đỡ, gây dưng bao nhiêu thứ; thế mà Đinh Tiên Hoàng lại lập Hạng Lang làm thái tử dẫn tới Đinh Liễn tức giận sai người giết vào đầu năm 979 dẫn đến suy sụp sau này.

Vào mùa đông khoàng tháng 10 năm 979, Hai cha con Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn ngồi nhâm nhi cho ấm. Lúc này vị anh hùng Hoa Lư đã tuổi sắp về hưu nên hai cha con ngồi nhậu tâm sự. Vua cha hỏi ông con rằng : sau này con tính trị nước như thế nào con trai của ta ? Đinh Liễn tâu : con sẽ dùng tài đức của mình để cai tri. Vua cha liền hỏi lại : thế sao con lại giết em con không thương tiếc, vậy tài đức của con để đâu hả ?. Ông con im lặng tiếp tục uống, cả hai đều không nói gì uống cho đến lúc say thì ngủ gục trên bàn. Không may đêm ấy, có thích khách đã đột nhập, hắn đến cầm kiếm đâm một nhát thật mạnh, chỉ còn nghe tiếng "hực" thế là người anh hùng cờ lau Vạn Thắng Vương đã từ trần trong đêm mùa đông buốt giá đó cả Liễn cũng không thoát được nanh vuốt tử thần. Máu đã chảy vĩnh biệt hai người anh hùng họ Đinh. Chấm dứt cuộc đời đầy vĩ đại của ông.





Tham Khảo

https://www.facebook.com/tiger.king
https://www.facebook.com/x.file.of.history/?ref=ts&fref=ts
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10204269659815535&set=a.10203971025789871.1073741881.1649487872&type=3&theater


Tuesday, March 21, 2017

Thời kỳ tên của các nước Việt Nam gắn liền với phim Trung Quốc


GIÚP BẠN NHỚ CÁC MỐC SỬ VIỆT TỪ CÁC BỘ PHIM ĐÌNH ĐÁM CỦA TRUNG QUỐC

" Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập.


Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương."


(Bình Ngô Đại Cáo - Nguyễn Trãi)


1. Nếu bạn xem phim Xuân Thu Chiến Quốc, hoặc nghe về Binh Pháp Tôn Tử này kia.


Bạn cần biết giai đoạn đó diễn ra từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 2 TCN

Và giai đoạn này ở Việt Nam chính là thời Văn Lang của các vua Hùng.



2. Nếu xem phim về Tần Thủy Hoàng.

Bạn cần biết giai đoạn đó trùng với Âu Lạc An Dương Vương.


Năm 206TCN, nhà Tần sụp đổ, thì trước đó 2 năm, năm 208TCN, Triệu Đà cũng vừa chiến thắng An Dương Vương ở câu chuyện Mỵ Châu Trọng Thủy.


3. Nếu bạn xem phim về Hán Sở Tranh Hùng.

Bạn cần biết giai đoạn ấy bắt đầu 1000 năm Bắc Thuộc của Việt Nam ta. Sau khi Lưu Bang chiến thắng, ông lập ra nhà Hán.

Đến thời Hán Quang Vũ Đế, Hai Bà Trưng đứng lên khởi nghĩa. Vị tướng được điều đi dẹp khởi nghĩa là Mã Viện, một vị tướng cực giỏi.



4. Nếu bạn xem phim về Tam Quốc Diễn Nghĩa

Bạn cần biết bà Triệu khởi nghĩa chống giặc Ngô ở Thanh Hóa, thì giặc Ngô đấy chính là Giang Đông Tôn Quyền. Vâng, là các anh Tôn Quyền, Chu Du đấy các bạn.


"Ru con con ngủ cho lành,

Để mẹ gánh nước rửa bành ông voi.
Muốn coi, lên núi mà coi,
Có bà Triệu tướng cưỡi voi, đánh cồng."

Và đàn áp khởi nghĩa Bà Triệu là Lục Dận - cháu của đại đô đốc Lục Tốn, người hỏa thiêu 70 vạn quân Lưu Bị ở Di Lăng.

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa còn 2 chi tiết thú vị nữa:


- Mã Siêu, ngũ hổ tướng Lưu Bị chính là hậu duệ của Mã Viện tôi kể trên kia.


- Hồ Động Đình, điểm tập trận của Tào Tháo trước trận Xích Bích được truyền thuyết kể lại là nơi khởi tích của các tộc người Việt, hình thành từ năm 2879 TCN




5. Không chỉ có nước ta mới có Nam Triều - Bắc Triều, mà bên Trung Quốc cũng vậy. Nam Triều - Bắc Triều này được tạo nên từ một người tên là Trần Bá Tiên. Ông ta là người đàn áp 2 cuộc khởi nghĩa của:

Một là của Lý Bí - Lý Nam Đế (nhà nước Vạn Xuân năm 544) và Triệu Quang Phục - Triệu Việt Vương (năm 548) khi ấy sử sách ta chép là chống giặc Lương.


Và chính Trần Bá Tiên cũng là người lật đổ nhà Lương.



6. Nếu bạn xem phim về thời Đường. Bạn nghe quen tai các bác như Lý Thế Dân hoặc mới đây có cô Phạm Băng Băng đóng Võ Tắc Thiên.

Bạn cần nhớ, 3 sự kiện:


- Chúng ta có 1 cuộc khởi nghĩa của vua đen họ Mai tức Mai Hắc Đế vào năm 722. Vì khuân vác cống nạp khổ sở.


- Thêm 1 cuộc khởi nghĩa nữa là của Phùng Hưng vào năm 767.


Và điểm chung đều khởi nghĩa dưới thời của Đường Huyền Tông. Đồng chí này có cô vợ khá xinh tên là Dương Quý Phi (chắc có nghe)


- Và cuối cùng, cuối thời Đường cũng là lúc chúng ta tự chủ được nhờ dòng họ Khúc với hai người: Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo.. tạo điều kiện cho Ngô Quyền sau đó đánh bại Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chấm dứt 1000 năm Bắc Thuộc.


*** phim Tây Du Ký, đoạn mấy thầy trò Đường Tăng, Bát Giới, Ngộ Không đi thỉnh kinh trùng với giai đoạn Trinh Quán, vua đường là Lý Thế Dân



7. Nếu tuổi thơ của bạn là Bao Thanh Thiên?


Hãy nhớ Bao Công, Triển Chiêu làm quan dưới thời nhà Tống.


Vâng, giai đoạn này trùng với giai đoạn của vua Lý Thánh Tông và Thái Úy Lý Thường Kiệt của chúng ta.


Sau khi ngài Bao Công tạ thế hơn chục năm thì quân Tống qua đánh nước ta và bị Lý Thường Kiệt vả lệch mồm trên sông Như Nguyệt.


Giai đoạn nhà Lý cũng trùng với giai đoạn của Tiêu Phong, Đoàn Dự và Thiên Long Bát Bộ mà anh em hay xem phim chưởng Tàu chắc biết.


***Khởi nghĩa Lương Sơn Bạc của Tống Giang, Võ Tòng là Nam Tống


***Xem Anh hùng xạ điêu, Quách Tĩnh thủ Tương Dương thành là giai đoan này, Quách Tĩnh chết thì Nam Tống cũng bị diệt, bước sang bộ Cô gái đồ long



8. Nếu bạn xem phim, đọc truyện về thời Mông Cổ, về Thành Cát Tư Hãn.


Không cần nói nữa, chắc chắn có mối liên quan đến chiến công kỳ vĩ nhất của dân tộc này: 3 lần chiến thắng quân Nguyên - Mông thời nhà Trần với những cái tên vọng mãi ngàn thu như Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật...



9. Nếu bạn nghe tên mấy ông này quen quen: Ỷ Thiên Đồ Long Ký của Kim Dung với Trương Vô Kỵ - Triệu Mẫn, hoặc xem phim về Chu Nguyên Chương hoặc sư tổ của phong thủy: Lưu Bá Ôn.


Bạn phải bóp chặt tay mà đau lòng. Bởi đó là thời điểm nhà Minh được tạo nên. Rồi sau đó đến giai đoạn nhà Minh thịnh trị là giai đoạn họ đã cướp được nước ta sau khi đánh bại cha con Hồ Quý Ly. Gây nên một trường ly loạn


Rất may chúng ta có Lê Lợi và Nguyễn Trãi. Lam Sơn khởi nghĩa đã lấy lại tên cho dân tộc. Cảm ơn người !


Cũng trong năm 1400 khi Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, cũng là lúc Quỳ Hoa Bảo Điển rơi vào tay Hồng Diệp thiền sư của Nam Thiếu Lâm, để tạo nên một trường đấu đá trong "tiếu ngạo giang hồ" của Kim Dung.



10. Đừng quên khi thấy trên phim có Tử Cấm Thành Bắc Kinh thì phải nhớ một phần công trình đó dưới thời Minh Thành Tổ do Kiến trúc sư Nguyễn An (một người sinh ra tại Hà Đông - Hà Nội), một hoạn quan, và là một người Việt đã xây dựng nên.


Và Trần Hữu Lượng tay Cái Bang trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký, tự nhận mình là cháu Trần Ích Tắc để mong nhờ quân Đại Việt trợ giúp.



11. Nếu xem mấy bộ phim Xuyên Không dạo gần đây chẳng hạn Bộ Bộ Kinh Tâm, hoặc các phim xa hơn chút như Hoàn Châu Cách Cách, hay Khang Hy vi hành.


Bạn cần biết đó là thời nhà Thanh. Và bên nước ta có hàng tá sự kiện lớn đi cùng. Nào là Trịnh - Nguyễn phân tranh, rồi thì Nam triều Bắc Triều, rồi thì Vua Lê Chúa Trịnh, rồi thì Tây Sơn khởi nghĩa.


Cũng đừng quên Càn Long, cha của Tiểu Yến Tử đã đem quân Thanh qua đánh nước ta và bị Nguyễn Huệ dập cho 1 trận vào ngày mồng 5 Tết .



12. Nếu bạn xem phim điện ảnh Trung Quốc mà thấy Chung Tử Đơn hay Lý Tiểu Long đang đánh nhau với mấy anh Nhật Bổn. Chẳng hạn Diệp Vấn (soái ca gần đây), hoặc huyền thoại Trần Chân.


Ok. Bạn cần nhớ giai đoạn đó nước ta đang là thuộc địa của Thực Dân Pháp nhé. Và những Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học ... đang cố gắng từng ngày để đưa nước ta đến với độc lập.


P/S: Năm 1945, khi tuyên ngôn độc lập được đọc lên ở Ba Đình. Xin đừng quên, đó là năm chấm dứt thế chiến II, khi Hitler tự sát vào ngày 30/4/1945.


***


Rồi, tôi tổng hợp sơ sơ được 12 điểm xuyên suốt chiều dài lịch sử nước ta từ cổ đại đến hiện đại. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn khá nhiều. Tôi cũng mong rằng các bạn sẽ nhớ và nếu một ngày vô tình thấy người thân đang mở phim Trung Quốc lên. Bạn có thể đường đường chính chính mà chém gió qua Sử Việt cùng.


Tôi rất vui nếu đây là 1 sản phẩm tốt để dễ đến với mọi người hơn !


----------------------------

nguồn :
(Dũng Phan)
Fb The X file of History.
https://www.facebook.com/x.file.of.history/?fref=ts

Friday, March 17, 2017

Ngô Quyền

Ngô Quyền (sưu tầm internet)




Nói thật, khi viết về nhân vật Ngô Quyền rất ít tài liệu về Ngài, một người dặt nền móng đầu tiên chấm dứt thời kỳ Bắc Thuộc nhưng mình thích thì mình viết thôi, hy vọng sau này sẽ có người bổ sung thêm, tìm kiếm tài liệu nào đó để bài viết thêm hoàn thiện.

Ngô Quyền sinh ra ở Đường Lâm (giờ là Ba vì, Hà Nội), hiện nay vẫn còn lăng của Ngài ở đây. Ông là con trai của một hào trưởng có thể lực ở đây. Ngô Quyền từ bé đã rất giỏi võ, dáng đi như cọp, vẻ người khôi ngô, mắt sáng như chớp (đẹp trai, giỏi võ, con nhà giàu). Theo như tương truyền khi ông sinh ra nhà có áng sáng lạ nên người ta mới bảo nhau rằng sau này ông sẽ là người phi thường và sẽ làm chúa 1 phương.

Ngoài 20 tuổi, Ngô Quyền đã đi theo Dương Đình Nghệ, một vị tướng tài của họ Khúc. Thấy Ngô Quyền là một người tài giỏi, có tài năng lãnh đạo và rất trung thành nên đã gả người con gái yêu quý của mình là Dương Như Ngọc (rất nhiều sách nói cuộc hôn nhân này mang tính chất chính trị).  Năm 931,  Dương Đình Nghệ tự xưng tiết lộ sứ và phong cho Ngô Quyền về quản lý Ái Châu (Thanh Hóa). Cuộc sống cứ êm đềm trôi qua cho đến khi Dương Đình Nghệ bị sát hại bởi Kiểu Công Tiễn. Ông rất tức giận nên đã dấy binh trả thù. Sau khi Giết Kiểu Công Tiễn, ông được tình báo cho biết là nhà Nam Hán sẽ tiến đánh. Ông cắt đầu Tiễn treo ở thành Đại La để tuyên bố rằng mọi thứ đang được kiểm soát và chuẩn bị đánh nhau với Tàu Khựa. Thời điểm này quân Nam Hán rất đông, thật ra mà nói thì chưa bao giờ dân Việt Nam mình có dân số bằng Tàu cả. Thời điềm này, dân số của Tàu đã trên gần 50 triệu rồi mà dân số của ta chưa được hai triệu, rất mỏng so Tàu, nhưng dân tộc mình được cái là rừng núi hiểm trở, khí hậu rất khó chịu, sông ngòi dày đặc và chằng chịt.

Nói tới giặc Nam Hán tuy nước nhỏ trong thập quốc(cũng to hơn nước ta hồi đó) nhưng có nền kinh tế khá ổn, thời gian này Tàu khá mạnh, có thuyền lớn, binh lính đông đảo phải nói là nhìn vào đội hình hai bên thì nước ta chỉ có khả năng rất mong manh bởi vì không chỉ giặc Nam Hán mà còn lũ tay sai bán nước Kiều Công Tiễn nữa. Nhưng dân tộc ta có Ngô Quyền, một người có mưu mẹo và thông minh trong việc quân. Sau khi bàn bạc với các tướng, Ngô Quyền quyết định cắm cọc ở sông Bạch Đằng. Phải nói là đây vô cùng thông minh của một bộ não siêu việt thời đó. Tuy nhiên, kế sách này không phải của Ngô Quyền, là 1 người họ hàng của Kiều Công Tiễn là Kiểu Công Hãn. Ông này đầu tiên theo ông mình nhưng thấy ông mình lầy quá, giết chủ cướp ngôi đã quay về theo Ngô Quyền. Trở lại với kế sách, thời kỳ này quân Nam Hán rất thiên chiến về thủy quân, nhưng muốn đánh được thành Đại La thì phải qua sông Bạch Đằng(con sông này là cơn ác mộng của Khựa nhiều thế kỷ liền).Ngô Quyền sau khi nghe kế xong, liền sai Dương Tam Kha (vì ông này có nạn 12 sứ quân sau này) đi vút đầu nhọn rồi cắm xuống sông gần 3 dặm. Sau khi chuẩn bị xong xuôi thì lúc này thủy quân do tướng trẻ Hoằng Thao (con ông cháu cha) tài năng kém cõi, được cái là hoàng tử nên được cầm quân ra trận. Cu Thao này rất tự tin khi thấy tướng Nguyễn Tất Tố ra đánh nhưng bỏ chạy không biết rằng mình đang bị dụ vào bãi phục kích, Cu cậu tưởng đang đà thắng liền xu quân vào đánh, mình thiết nghĩ lúc này chắc cụ Thao này tính đánh quên hết ngày mai, thì 1 tiếng "Ầm". Ngô Quyền đứng trên bờ và nói "xin phép cười vào mặt chú em". từ hai bên bờ, quân ta có hàng ngàn thuyền nhỏ ập ra bu vào chém giết. Cảnh tượng lúc này rất tang thương, thuyền lớn của Khựa bị đổ ra, lính khựa phần thì chết đuối, phần thì bị chém, giặc tàu 10 phần thì chết cũng phải 6,7 phần. Trận này quy mô này rất lớn nhưng chưa đến 1 ngày là đánh giết, chém loạn xạ rồi. Trận đánh này nhanh đến nổi bố của Hoằng Tháo là vua Nam Hán là Lưu Cung đang cầm binh ở biên giới để có chuyện gì thì sẽ kéo binh vào trợ thủ, nhưng ông ấy chỉ được lấy xác của con ông mang về.

Nhà Ngô - sưu tâm từ internet
Sau khi đánh xong giặc, Ngô Quyền chính thức xương vương, đóng đô tại thành Cổ Loa vào năm 939. Mình có tìm hiểu tại sao Ngô Quyền không đóng độ tại Đại La (Thăng Long). Có rất nhiều vấn đề được dãy sóng nhưng theo ý kiến mình thì thấy rằng Đại La từng là trung tâm quyền lực khi còn bị Bắc Thuộc cộng với các thương nhân, quan cai trị người Hoa ở đây rất nhiều và thế lực của họ không hề nhỏ chưa tính họ cũng có thế là nội gián, mặc khác tính người Việt mình vốn tự ti không thích xài đồ của Khựa để lại nên đã chuyển sang vùng khác. Nguyên nhân cuối cùng, thành Đại La rất dễ bị đánh úp nên đã chuyển vùng xa hơn, nơi có núi hoặc sông bảo vệ để dễ bề phòng thủ.

Nhìn vào bản đồ, chúng ta bị mất 1 khoảng đất khá lớn từ thời Khúc Thừa Hạo. Vấn đề này rất nhiều sử gia đã nghiên cứu nhưng có một số ý kiến mình thấy rất đúng là do thời điểm này lực lượng nhà Ngô khá mỏng không thể tiếp tục dâng lên đánh nên cũng không thể trách được Ngô Quyền chỉ dừng lại như bản đồ kế bên.


Friday, March 10, 2017

Giai Đoạn Bắc Thuộc

Bắc Thuộc

thời kỳ bắc Thuộc
Thời Kỳ cực kỳ đen tối của dân tộc Việt Nam, lúc này sau khi Nhà Triệu sụp đổ sau 5 đời vua thì bị nhà Hán đô hộ, thời kỳ Bắc Thuộc này được chia thành 3 giai đoạn :

Giai Đoạn I : 111 TCN - 39 : Nhà Hán

Giai Đoạn II : 43 - 541 : Đông Hán
(Thời kỳ này có Tam Quốc, Việt Nam mình nằm trong phe Đông Ngô, Anh Tôn Quyền)
Gian Đoạn III: 603 - 939 : Tùy, Đường





Thời kỳ này nước Nam Việt cũ mình được chia thành 9 quận :



·         Nam Hải (nay là tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc)
·         Thương Ngô (nay thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc)
·         Uất Lâm (nay thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc)
·         Hợp Phố (nam Quảng Tây và tây nam Quảng Đông ngày nay)
·         Chu Nhai (thuộc đảo Hải Nam ngày nay)
·         Đạm Nhĩ (thuộc đảo Hải Nam ngày nay)
·         Giao Chỉ (nay là miền Bắc Việt Nam và phía đông Quảng Tây)
·         Cửu Chân (nay là ba tỉnh Thanh Hoá-Nghệ An-Hà Tĩnh)
·         Nhật Nam (từ Đèo Ngang đến Quảng Nam)



Bản đồ thời 2 bà Trưng
Giai đoạn 1 : Hồi đó dân tộc Việt Nam mình phải cống nạp, bị cưỡng bức còn bị coi là Man Di (coi dân tộc mình là mọi), mình có đọc qua sách sử, thấy giai đoạn này bọn tàu ác lắm. Con trai thì bắt đi làm khổ sai, còn con gái thì bắt làm nộ lệ, hán hóa cho người việt mình không có thấy tương lai luôn, thời gian này, dân tộc mình bị bốc lột, làm việc khổ sai nên ai cũng body 6 múi, mặc khố, xăm mình các kiểu. Bị bóc lột đến đến thì chịu không đành. Năm 39, năm đó có thái thú Tô Định, hắn tra tấn dân Việt mình không thua gì 18 tầng địa ngục, Tô Định bắt dân cống nạp gấp đôi hằng năm để tranh thủ thu lợi cho riêng mình, giết người cướp của, coi dân Việt như là cỏ rác khiến cho người dân bản xứ rất bất bình và vô cùng căm thù. Vào cùng thời điểm đó, có một người tên là Thi Sách(sách tàu nói ông rất hùng dũng), người đã dám đứng lên phản đối bất bình trước sự đô hộ của Khựa nên đã viết "Cổ kim vi chính luận"  để nói về sự áp bức của Tàu Khựa và vận động nhân dân đứng lên khởi nghĩa, đây là bản văn bản phê phán đầu tiên trong lịch sử dân tộc ta, cuốn này viết tay không có bản copy. Như một cây kim trong mắt, Khựa Định đã dùng mưu kế giết Thi Sách, đây là đỉnh điểm cho cuộc khởi nghĩa thành công đầu tiên của dân tộc ta trong thời kỳ Bắc thuộc. Vào tháng 2 Năm 40,Hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị (Hai Bà Trưng) khởi nghĩa, đập cho bọn Khựa một trận tơi bời, chiếm lấy những 65 thành trì, đội quân của hai bà tiến đánh đến đâu thì nhân dân ủng hộ tới đó, tạo lên 1 cơn bão đến khắp nơi ủng hộ hai bà. Cuối cùng, Tô Định phải trốn về Tàu và không dám qua nữa, chính thức kết thúc Bắc Thuộc lần thứ nhất. Lần đầu tiên hơn 100 năm mới được thoát khỏi ách độ hộ, lóe sáng trên bản đồ thế giới. Khi lên ngôi vua,điều duy nhất về kinh tế còn sót được ghi lại là đã ân xá thuế 2 năm cho nhân dân toàn quốc. Ngoài ra, Hai bà được tôn vinh trong danh sách 7 phụ nữ dũng cảm nhất trong lịch sử thế giới. Có ai thấy sự bá đạo của chị em phụ nữ Việt Nam chưa ?








Hai Ba Trưng - Sưu tầm internet
Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biên thành
Đô kì đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta.








Thời Bắc Thuộc II
Giai Đoạn II:  Lúc này đang sung sướng trong sự cai trị của Hai Bà Trưng thì một biến cố tiếp tục xảy ra, khi Hán Vũ Đế vua của nhà Đông Hán sai Mã Viện (Super Star from China) sang đánh chiếm Giao Chỉ, mình có xem một vài cuốn sách thiếu nhi ghi là : Mã Viện đánh không lại Hai Bà Trưng nên sai binh lính cởi quần ra để cho các chị em ngại không đánh được nữa. Chém gió đầu độc trẻ em đến sml luôn. Xin thưa rằng Mã Viện Phục Ba Tướng Quân, đến cỡ Khổng Minh còn phải bái sư, thế mà Việt Nam mình theo văn hóa phồn thực, dương vật, âm đạo, âm binh gì gì đó, thật sự mà nói Hai Bà Trưng rất giỏi, nhưng gặp phải thánh này là người thông binh pháp, kế sách cả bụng nên thua trí, cộng với binh lính bên Khựa quá đông và nguy hiểm. Sau khi thua nhiều trận đánh, Hai Bà Trưng thua rất nhiều trận; phải rút về Cấm Khê rồi sau đó tự sát. Hai bà, người đã làm náo loạn triều đình nhà Hán đã phải hy sinh, để lại đất nước vào 1 thời kỳ tiếp tục tăm tối, lần này chúng ta bị đến 500 năm cơ cực. 

Thời kỳ bắc thuộc này, có rất nhiều cuộc khởi nghĩa, nhưng đa số là thất bại, mà điều này chứng tỏ rằng, con người Việt Nam sinh ra đã là vậy rồi, không bao giờ chịu gục mặt trước thằng nào cả kể cả thằng Tàu. Do 1 phần là cố chấp, 2 là bảo thủ cho nên vẫn giữ gìn được nét dân tộc, đó là điều mà rất nhiều dân tộc khác không thể có được (tự hào chưa ?). Trong những cuộc khởi nghĩa thì có cuộc khởi nghĩa khá lớn và phải đến đại binh của tướng lừng danh là Lục Dân mới đánh được, đó là Bà Triệu (Triệu Thi Trịnh), bà là người gốc Thanh Hóa Anh Hùng, nơi có dòng sông Mã... Bà nổi tiếng với câu nói : "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh đạp ngọn sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, cởi ách nô lệ cho nhân dân chớ không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta" (sự bá đạo lần thứ 2 của con gái Việt Nam). Lần này bà cũng đánh với Giặc Ngô (Tôn Quyền đấy). Bà cũng có vài trận thắng nhưng sau đó gặp phải đại bình cùng với tướng giỏi Lục Dân thì mới thua, cũng giống như Hai Bà Trưng, Bà đã tự tử trên núi Tùng (Hậu Lộc, Thanh Hóa). 



Đấy là những điều về chiến tranh, thời kỳ này Dân Việt mình cũng sống giống như Bắc Thuộc lần thứ nhất, cũng cực khổ và luôn bị coi là Man Di, nhưng chúng ta được xài đồ Sắt, các kênh đào được làm tốt hơn nên cuộc sống cũng no ấm, đầy đủ. 

Trong gần 500 năm Bắc thuộc lần 2, Việt Nam trải qua nhiều Triều Đại phương Bắc :

  • Đông Hán (167 năm: 43-210)
  • Đông Ngô (62 năm: 210-263 và 271-280)
  • Tào Ngụy (2 năm: 263-265)
  • Tấn (146 năm: 265-271, 280-420) (Tây Tấn (43 năm: 265-271, 280-317), Đông Tấn (103 năm: 317-420))
  • Lưu Tống (59 năm: 420-479)
  • Nam Tề (23 năm: 479-502)
  • Lương (39 năm: 502-541)


Nước Vạn Xuân
Tiếp tục nhá. Cuối cùng, ngày chờ đợi của chúng ta đã đến. Năm 541, Lý Bí (cùng quê với Tùng Sky), Thấy tụi nó hiếp đáp quá, không thèm làm quan nữa, về quê tổ chức 500 anh em sky chống lại Tàu Khựa, Dưới trướng của Ngài có những danh tướng giỏi như Triệu Túc, Triệu Quang Phục. Cuộc khởi nghĩa rất thành công, chưa đầy 3 tháng đã chiếm lấy thành Long Biên(Bắc Ninh). Sau thời gian kháng chiến, cuối cùng Anh Sky đã lấy lại đất từ Hà Tĩnh cho đến phía Bắc Hợp Phố. Sau đó, Lý Bí lên ngôi vào năm 544, Chính thức quân đội của Anh ấy nói với Khựa rằng: "Chúng ta không thuộc về nhau", lấy niên hiện là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, nhưng tiếc rằng sau khi ông chết thì xảy ra tranh giành quyền lực rất nhiều và còn bị một tướng siêu tài giỏi của Khựa lúc bấy giờ là Trần Bá Tiên đánh nên lúc thành lập nước Vạn Xuân hầu hết cũng chiến tranh triền miên. Khi Lý Nam Đế chết, Triệu Quang Phục lên ngôi đánh lui được nhà Lương thì lại gây hấn với Lý Phật Tử(cháu của Lý Bí). Lý Phật Tử chơi tuyệt chiêu mà An Dương Vương từ mắc bẫy là xin cưới rồi nắm bí mật quân sự, một lần nữa trong lịch sử có một người lại tiếp tục bị mắc mưu đồ này(mình sẽ viết chi tiết bài sau). Khi Lý Phật Tử lên ngôi nhưng không được bao lâu, lại bị Khựa tiến quân chiếm đóng, rồi chính thức Khựa hát bài hát mà trước đó các sky đã hát nhưng thay đổi lời (Chúng ta phải thuộc về nhau). Đắng lòng lần thứ 3 bị Bắc Thuộc. 



Lần 3 Bắc Thuộc
Năm 603, Nhà Tùy mang đại quân đánh Vạn Xuân, Lý Phật Tử chưa đánh đã chịu thua nên bị bắt về Tàu và chết bên đó(ông nào bèo vãi). Lần Bắc Thuộc này chúng ta bị tổng cộng hơn 300 năm chia cho hai chế độ là Nhà Tùy và Nhà Đường, nhưng đa phần là nhà Đường cai tri vì nhà Tùy tổn tại rất ngắn chưa đến 40 năm đã sụp đổ. Lại nói về Lý Phật Tử, nhìn thấy tên Phật Tử cứ ngỡ một Phật tử thuần đạo, nhưng tiếc là tư cách của ông rất đáng chê bai, ông này xưa kia dùng danh nghĩa là dòng dõi là Lý để tranh ngôi với Triệu Việt Vương người từng đã vất vả nhiều năm liền ở Đầm Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên) để đánh đuổi giặc Tàu rồi mới được lên ngôi, sau đó nhờ cưới xin mới được đất cùng cai trị thì ông lại lập mưu đồ đánh úp người ta đến phải tự sát, cuối cùng tưởng chừng như giữ được nước thì nhà Tùy qua dụ hàng thì đầu hàng ngay (cho hẳn là vua tệ nhất Việt Nam luôn). Vào thời này, không thấy nhiều tài liệu về chính sách cai trị của Nhà Tùy đối với chúng ta. Vì vậy, chỉ có nhà Đường mới chính xác ảnh hưởng tới nhiều đến xã hội ta. Hồi đầu nhà Đường rất muốn đồng hóa dân tộc ta. Nhưng do các vùng thuộc địa khác nổi dậy thoát ly ảnh hưởng của Đường triều nên chính sách thay đổi chỉ coi An Nam là vùng đất ngoại quốc, đã chiếm lấy được, mà mình bổ lấy người Tàu cai  trị thôi. Với điều này thì đương nhiên có nhiều quyền lợi, đặc quyền của người Trung Hoa mà dân An Nam sẽ không được hưởng. Trong thời gian này, Nhà Đường có một sử kiện rất quan trọng mà rất nhiều người biết là Huyền Trang đi Tây trúc thỉnh kinh (Tây Du Ký) nhân đây mình cũng nói là ông này rất giỏi, đi và ở lại tổng cộng 17 năm. Khi về mang hơn 657 bộ kinh rồi sau đó tự tay dịch ra. Phải nói thời kỳ này Phật Giáo rất ảnh hưởng lớn cho nhà Đường và dân tộc ta sau này. Trở về vùng đất Giao Châu, do chính sách bị bốc lột nặng nề của nhà Đường nên người Việt chúng ta cũng có những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như là : Lý Tự Kiên và Định Kiến (687), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (776-791) nhưng tất cả đều thất bại, vì thời Đường, quân Tàu rất mạnh phải nói là bá đạo nhất thế giới vào thời điểm đó. Quân đội được trang bị đến tân răng, kỵ binh của Tàu thì được mặc áo giáo phản quang, dùng như 1 cái gương để loa mắt đối phương. Thường thì cứ 7 lính chiến đấu thì có 3 lính quản lý ngựa và quân nhu, điều này cho thấy sự chu đáo. Ngoài ra, tướng lĩnh ở biên cương được tự chọn lính dưới quyền (Điều này làm sụp đổ nhà Đường sau này) nên binh lính của nhà Đường rất đông và hung bạo. Vì vây, các cuộc khởi nghĩa đều thất bại là nguy do vậy. Đọc kỹ lại lịch sử sẽ thấy rõ 1 điều dù chế độ nào đi chăng nữa, dù có huy hoàng cỡ nào thì cũng có lúc sẽ lúc sụp đổ và nhà Đường cũng thế. Tới thế kỷ thứ 8, nhà Đường suy yếu nghiêm trọng vì có nạn loạn An Lộc Sơn(thời kỳ này có Dương Quý Phi, mình nghĩ là do bà này mê ăn vải quá nên mới có loạn này), vì vậy phải kéo hết về Tàu để hỗ trợ tự giết nhau. Vì thế, nhân cơ hội này chức Tiết độ sứ chưa có ai làm nên 1 hào trưởng có tên rất là đẹp là Khúc Thừa Dụ lên nắm quyền và xác nhận chủ quyền lại cho người Việt, đây là giai đoạn đầu của thời hoàng kim Việt Nam chúng ta. 


Từ giai đoạn này trở đi cũng rất nhiều chiến tranh để có sự ổn định đó, đầu tiên là Khúc thừa Dụ, ông được sách sử ghi lại là 1 người rất nhân hòa, thương người, được dân chúng rất yêu mến. Ông có chính sách ngoại giao khá hay, chính sách đó gọi là "độc lập thật sự, thần thuộc trên danh nghĩa" nghĩa là tuy còn chính quyền mang danh hiệu nhà Đường nhưng thực chất thì ông đã xây dưng một chính quyền tự chủ, sau này ông mất con ông là Khúc Thừa Mỹ lên thay nhưng lại bị nhà Nam Hán qua cưỡng hiếp bị bắt về mất, nhưng may mắn có ông Dương Đình Nghệ bố vợ của Ngô Quyền (thánh là đây) giành lại được độc lập lại. Ông này là bộ tướng của Khúc thừa dụ xưa, khi thấy bị mất nước, ông liền kéo binh đến đánh úp thành Đại La (Thăng Long sau này), sau đó nhà Nam Hán cũng không vừa tiếp tục kéo binh sang, Ông cũng cho lũ viện binh thêm 1 trận rồi xưng là tiết lộ xứ. Thời kỳ này bản đồ của họ Khúc lẫn họ Dương khá giống nhau, không có gì thay đổi nhiều.






Tiếp theo là sự kiện cũng rất nóng bỏng. Một đệ của Dương Đình Nghệ tên là Kiều Công Tiễn (nghe tên là tàu rồi), ông này từ giàu sinh ra tử với ông Nghệ và còn là con nuôi nhưng vì sau này có ông Ngô Quyền bá quá nên ông Nghệ mới gả con gái cho ông Quyền, quên mất ông này nên cha này; quê độ mới lén giết chết Dương Đình Nghệ, thời điểm này là vào năm 937. Tuy nhiên, Tiễn thực chất chỉ chiếm quyền chứ binh lính cũng chả nể phục. Nhưng đó không phải là điều Tiễn sợ, điều thật sự ông ta sợ là Ngô Quyền, một người có tình có nghĩa, đang kéo đại binh đến hỏi tội Tiễn. Thánh Tiễn cũng có binh ra đánh vài trận nhưng vì binh lính không nể phục nên cũng chả chặn Ngô Quyền được, thế là ông này nghĩ ra kế sách tuyệt vời nhất mọi thời đại, nhờ quân Nam Hán kéo vào đánh (thánh này hẳn là người đầu tiên cõng rắn cắn gà nhà). Hơi tiếc cho ông này không thấy được Ngô Quyền dần cho nhà Nam Hán 1 trận thì đã bị Ngô Quyền giết vào tháng 4 năm 938.  Khi đánh bại nhà Nam Hán, Ngô Quyên chính thức xưng vương và dân tộc Việt Nam ta một lần nữa được ló mặt trên bản đồ thể giới. Chấm dứt 1000 năm bị thằng Tàu nó độ hộ. 




Nghìn thu gặp hội thăng-binh,
Sao Khuê sáng vẻ văn minh giữa trời,
Lan-đài dừng bút thành thơi,
Vâng đem quốc ngữ diễn lời sử xanh.
Nam-giao là cõi ly-minh,
Thiên-thư định phân rành rành từ xưa
Phế hưng đổi mấy cuộc cờ,
Thi-phi chép để đến giờ làm gương






(Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca)










Thursday, March 9, 2017

Lịch sử các triều đại Việt Nam Giai Đoạn 1

Đất Nước Việt Nam(copy from internet)
Ngày nay, giới trẻ ai cũng được biết đến Việt Nam với hình bản đồ hình chữ S, nhưng chắc hẳn chả ai biết lý do tại sao có hình chữ S này đâu nhỉ ?


Nhân đây mình cũng yêu thích môn sử từ lúc còn bé, cũng được tìm tòi, được đọc, tìm kiếm trên mạng nên cũng có đôi chút kiến thức mong các độc giả đọc rồi bổ sung thêm giúp mình nha.












Bản Đồng nhà nước Văn Lang (Nguồn : internet)

Bắt đầu từ đâu nhỉ ? hẳn là thời Văn Lang, nơi bắt đầu từ những bộ tộc nhỏ, người việt gốc của chúng ta, nguồn gốc bắt nguồn từ những thần thoại như là : Lạc Long Quân - Âu Cơ, Chàng Sơn Tinh - Thủy Tinh (giành gái đánh nhau), bánh Chưng- bánh Dày..... Sau đó thất bại trước thánh An Dương Vương (mình cũng khá thích vị này). Thời kỳ này đúng kiểu nhà nước Văn Lang mình đang còn thiếu thốn vải, ngày thường người phụ nữ phải váy ngắn, yếm che ngực, còn đàn ông thì đóng khố cởi trần, xăm mình các kiểu (cái này chém). Nhà cửa thì nhà sàn, về mặt quân sự điều đặc biệt mình thấy dân tộc mình luôn có voi gọi là tượng binh, vua và các tướng thì được cưỡi ngựa or voi, đánh nhau đều có mấy thứ này gánh team cho khỏe, về mặt tình thần, thì tín ngưỡng trời đất, núi sông, thần lúa (không thờ đói chết), linh hồn người qua đời (tục tới bây giờ dân tộc mình vẫn còn) nhưng nhà nước Văn Lang này chỉ là sơ khai, chưa sâu sắc. Còn tên nhà nước Văn Lang là do trong 15 bộ tộc thì bộ tộc Văn Lang mạnh nhất và nắm quyền chỉ huy mới bộ lộc nhỏ khác nên được suy tên thành nhà nước Văn Lang, ai muốn tìm hiểu trong những bộ tộc đó thì tiếp tục tìm kiếm nhá.




Bản Đồ Nhà nước Âu -Lạc(Nguồn: internet)
Sau khi đánh bại vua Hùng Vương thứ 18, Thục phán An Dương Vương lên ngôi và ghép 2 bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt. Nhà nước Âu Lạc được thành lập năm 214 TCN(lâu lắm rồi). Truyển thuyết nổi tiếng là nỏ thần và thành Cổ Loa, cùng với cô công chúa Mỵ Châu xinh đẹp nhưng sau này bị Triệu Đà lừa gạt làm cho nước nhà mất nước(Truyền thuyết này mình không tin cho lắm). Nhà Âu Lạc này có đất bên Quảng Tây- Quảng Đông Trung Quốc lận đấy, nhưng bị Chị TQ đánh riết nên trôi dạt về phía nam mới hình thành cái đầu hình con rồng như hình trên mình cho các bạn xem. Thời kỳ này Âu Lạc được bắt đầu từ phía nam Quảng Tây (Trung Quốc) đến dãy núi Hoành Sơn ở Hà Tĩnh hiện nay, An Dương Vương xây dựng thành Cổ Loa (nổi tiếng trong truyền thuyết Trọng Thủy- Mỵ Châu) ở Đông Anh, Hà Nội ngày nay. Nhiều bạn có lẽ đã lên đây thăm quan, đừng nghĩ rằng chỉ có 1 khu nhỏ như vậy, sự thật ngày xưa cũng khủng bố lắm, nhiều lớp tường bảo về quanh, hình xoắn ốc, có nước chảy vào. Thời đó cỡ anh Chính (Tần Thủy Hoàng) kêu gọi các tướng đánh mãi cho tới khi có bác Đà(Triệu Đà) vào dùng tuyệt chiêu cưới xin mới đập nổi đấy, Kiểu đánh mà mình muốn nhắc tới là kiểu đánh du kích, núp núp trong rừng bắn phát rồi trốn tiếp, kiểu này đánh ức chế kinh khủng, cứ như bị bóp *****, thốn đừng nói tới, sau này các triều đại sau đều sử dụng cách này để thông anh Trung Quốc.


Mô hình thành Cổ Loa

Đây là mô hình cổ Loa khi đã đánh bại đội quân anh Chính, Thánh An Dương Vương đã xây dưng lên thành Cổ Loa, chính thức tuyên bố, dân tộc Việt Nam là bờ cõi riêng, ngang hàng với Anh Đại Trung Quốc. Thành Cổ Loa được cho là xây dưng vừa nhân tạo và tự nhiên, cho nên rất hoàng tráng, nhìn từ bên ngoài vào thấy rất tự nhiên và hoang dã, nhưng muốn vào được trong cũng phải trầy da tróc vảy mới vào được.





Bản Đồ Nước Nam Việt (nguồn: internet)
Sau khi dùng kế ly gián, Triệu đà đã chiến thắng được An Dương Vương, lập ra nhà triệu, lúc này tên nước Nam Việt (không biết sau này có phải do tên này thành Việt Nam không). Lúc đánh Âu Lạc thì anh Chính sắp hấp hối rồi nên anh Đà vỗ ngực xưng là vua luôn, mình đảm bảo khi mình viết nhà Triệu sẽ có rất nhiều người thắc mắc là sao không phải là thời kỳ Bắc Thuộc gần 1k năm, Xin thưa 1 đoạn sau:





Tự Triệu, Đinh, Lí, Trần chi triệu tạo ngã quốc,

Dữ Hán, Đường, Tống, Nguyên nhi các đế nhất phương.




2 câu này khẳng định nước Việt không những độc lập với phương Bắc trong thời gian này mà còn tỏ ra ngang hàng, rất nhiều chính sử, sách sử chính thống sau này đều chửi Triệu Đà cướp nước, là giặc.Nhưng rất nhiều thế hệ trước đã công nhận không riêng gì 2 đoạn riêng biệt này của Nguyễn Trãi, như Đại Vương Trần Quốc Tuấn, thậm chí Alexander Đại đế Việt Nam Nguyễn Huệ cũng từng lấy lý do này để đổi lại vùng đất Nam Việt cũ ngày xưa, thế thì lịch sử chính thống có cần sửa lại để công nhận nhà Triệu không ?. Trở lại với nhà Triệu, khi nhà Hán Trung Hoa thành lập, về mặt ngoại giao, Nhà Triệu vẫn xưng vương với nhà Hán để tránh giao tranh, nhưng vẫn xưng đế ở phía Nam, kiểu thần phục nhà Hán, lâu lâu cống nạp, phong bì xíu gọi là. Lúc đó nhiều người chưa biết rằng, Dân tộc Việt Nam cổ ngày xưa bị Trung Quốc cấm nhập sắt vì sợ bạo động, nhưng chính Triệu Đà là người đã nhập sắt về cho nhân dân, nhập các gia súc từ Trung Quốc về để làm chăn nuôi, nhờ vậy ý thức quốc gia được nảy nở trong cho người Việt tự cường tự chủ, công lao của ông cũng rất lớn. Đây là những gì Quang tôi nhìn nhận 1 cách khách quan, không theo 1 trường phái nào nhất định, hy vọng sẽ có người bổ sung thêm cho mình bài viết này.