Thursday, October 19, 2017

Lý Thánh Tông phần 2


Bản đồ thời Lý Thánh Tông
Sau khi đổi tên nước Đại Việt và giảm án cho cho dân chúng, tha bổng cho rất nhiều người vi phạm tội nặng nhẹ khác nhau. Lý Thánh Tông tiếp tục chỉnh sửa lại nhiều việc trong nước. Ngoài ra ông còn là một người rất vị tha giống như ông nội và cha của mình. Năm 1055, mùa đông lúc đó ở Đại Việt rất rét lạnh. Bây giờ, có nệm ấm chăn êm mà còn thấy lạnh thì các bạn nghĩ thời đó thế nào, không có chăn màn đắp như bây giờ. Thánh Tông lúc này đang sửu ấm trong cung, nhìn ra ngoài rồi  nói :

Trẫm ở trong cung ăn mặc như thế, sưởi than ấm mà còn lạnh như thế này, huống chi những kẻ ở trong tù, đã bị trói buộc, quần áo thì không đủ, nên mỗi khi bị cơn gió lạnh khắc nghiệp thì chưa xử đã chết người vô tội thì sao ?. 

Ngươi mong truyền lệnh trẫm cấp mềm, chiếu trong kho cho các tù nhân. Cung cấp cho người tù hai bữa ăn đầy đủ mỗi ngày.  Lý Thánh Tông nói tiếp.

Đó là những việc làm những năm đầu tiên vua lên ngôi, cũng giống như ông nội và cha mình, Thánh Tông rất ưu chuộng phật giáo.Vua cho xây cất rất nhiều chùa chiền, đút chuông đồng lớn. Vua tiếp tục cho xây Văn Miếu, đắp thờ Khổng Tử, Chu Công. Ngoài ra Thánh Tông còn chủ trương giảm án, vua sai đốt các công cụ tra tấn. Có một hôm vua ra ngự xem xét xử án, vua chỉ cô công chúa đứng bên cạnh và nói các quan :

Lòng trẫm yêu dân cũng như yêu con trẫm vậy, hiềm vì trăm họ ngu dại, làm càn làm tội, trẫm lấy làm thương lắm. Từ rày về sau tội gì cũng giảm bớt đi, ai bị phạt roi thì cho lấy tiền chuộc lại.

Nhìn vào ai cũng thấy sự dân chủ rất rõ ràng trong thời Lý Thánh Tông về luật phát. Sau khi ổn định tình hình trong nước, vua mới bắt đầu thực hiện mở rộng đất nước về Phía Nam, nơi mà cha ông từng đã đánh. vua chia quân lại, chia thành những đội riêng, quân đội thời này của vua nhà Tống phải học theo vì quá chuẩn. Tiếc cái giờ không còn thông tin nhiều về mô hình quân đội này.

Vào một buổi chiều sau khi chầu xong vào năm 1068, vua đang thẩn thơ lượn xung quanh vườn hoa của mình. Thánh Tông đang suy nghĩ làm sao để cho nước thái bình hơn, người dân tin tưởng hơn thì bất chợt có thái giám chạy vào bẩm báo :

Muôn tâu bệ hạ, Chiêm Thành lại quấy nhiễu nước ta, mặc cho chúng ta nhiều lần cảnh báo. Rồi từ ngày đó giờ không cống nạp cho ta.

Vua nhăn mặt lại, rồi nói :

Lại nữa sao ? được lắm. lần này ta sẽ thân chinh trừng phạt, ngươi truyền xuống cho Lý Thường Kiệt chuẩn bị sửa soạn lại chiến thuyền, đầu năm sau thuận gió bắc sẽ xuất quân.

 Tháng 2 năm 1069, vua giao quyền cho ỷ phi Nguyên Lan và thái sư Lý Đạo Thành trông coi việc trong nước, thân dẫn đại binh tiến về phía nam, 7 ngày sau đã sát biên giới. Tổng cộng 10 ngày tới hải phận của Chiêm Thành. Quân Chiêm Thành tuy yếu nhưng được địa hình rất hiểm trở, thủ dễ công khó. Sau vài trận đánh nhỏ ở trên biển, hạ được vài thành nhưng mãi không thể bắt được vua. Cảm giác mệt mỏi, thương binh lính nên vua quyết định đi về.

Trên đường về lòng buồn mê man vì không thể thắng toàn diện. Ngày xưa nếu không bắt được vua nước người khác thì sẽ coi như là không thắng. Đang suy nghĩ mông lung thì nghe dân đồn là có bà Quan Âm, vua thắc mắc hồi lâu mới biết là vợ mình đang cai trị đất nước rất tốt nên dân chúng tôn là bà Quan Âm. Nghe xong vua lại truyền xuống ba quân :

Nguyên Phi là đàn bà còn làm được như thế, ta là đấng nam nhi lại chẳng được việc gì hay sao ? Hỡi ba quân quay lại đánh khi nào bắt được vua Chế Củ thì về. 

Quân sĩ như tăng sĩ diện theo vua, nguyện hợp lòng đánh giặc. Sau khi quay lại đánh một mạnh tới Phan Thiết, Phan Rang ngày nay lùa cho vua Chiêm sát tới biên giới Chân Lạp. Tháng 4 năm 1069, Lý Thường Kiệt bắt được vua Chế Củ và toàn bộ hoàng gia đem về Thăng Long, chính thức chấm dứt và chiến thắng vẻ vang đã đến với Vua tôi nhà Lý.


Cuối cùng cũng hạ được giặc rồi, cùng nhau vào dự tiệc ở cung điện vua nước Chiêm nào. Tối nay ta sẽ múa khiên và đánh cầu cho các ngươi xem - Thánh Tông nói.

Quân tướng sĩ ai cũng vui vẻ, cười nói sau lời nói của vua. Tháng 5 năm 1069, vua truyền cho quân rút về sau chiến thắng, mang theo vô số chiến lợi phẩm tháng 7 thì đến nơi. Dân chúng trong nước ai cũng vui khi biết tin chiến thắng của quân Đại Việt. Sau khi về tới thành Thăng Long, Thánh Tông lệnh xét xử vua chăm là Chế Củ. Chế Củ sợ chết liền nói :

Xin dâng 3 châu Bố Chính, Mai Linh và Đại Lý cho vua. Xin bệ hạ tha mạng.

Nghe thấy cũng êm tại, hợp tình hợp lý nên vua Lý Thánh Tông chấp nhận và tha mạng cho vua Chế Củ. Thắng lợi trước nhà Chiêm làm cho các nước lân bang kiêng dè, đặc biệt là nhà Tống, nước mà hay xúi giục người Chiêm chống phá nước ta. Nhờ công sức của Lý Thánh Tông, nước Đại Việt được mở rộng thêm 3 vùng tên sau này là Quảng Bình, Quảng Trị và Huế.

Đó chính là dấu ấn cuối cùng của vua Thánh Tông để lại. Năm 1072, vua đã yếu do làm việc rất nhiều nên sức khỏe của vua cũng đã giảm nhiều hơn xưa. Biết mình sắp không qua khỏi liền truyền các bá quan văn võ vào chầu rồi nói :

Ta cảm giác rất mệt mỏi rồi, có lẽ nay mai sẽ bước theo các bậc tiền nhân để được phụng sự cho các ngài ấy. Vì vậy, khi ta mất hãy cho con trai ta là Càn Đức lên nối ngôi. Còn các ngươi hãy ra chăm sóc thái tử để sau này còn trị vì cho đất nước, mang ấm no đến cho muôn dân. Ta sắp mất nhưng trong lòng còn rất nhiều điều chưa làm được nên sau này các ngươi phải ráng giữ vững những điều ta đã làm. Dốc sức mà phò tá thái tử nhỏ tuổi.

Nói xong vua cho tất cả mọi người lui ra. Đầu tháng 2 năm 1072, Lý Thánh Tông băng hà tại điện Hội Tiên sau 17 năm trị vì. Vua nhắm mắt lại nhưng trên gương mặt còn rất nhiều lo lắng cho muôn dân. Vì ông biết rằng nhà Tống sẽ không để yên cho Đại Việt.........

 
 

Wednesday, September 13, 2017

Melbounre City

I was studying in Melbourne in 2009 to 2012. I love this city so much. There were too many things to discovery in my first day. So, I will write this article about history of Melbourne city. let enjoy it :).



Melbourne airport - 1970
First of all, Melbourne airport colloquially known as Tullamarine Airport. It was opened in 1970. I still remember the first time I came there. I just say "WOW, what biggest". I was shock and just watching around. Suddenly, the police looked at me and say : "hey mate, keep the line ". Melbourne airport. Before the opening of Melbourne airport, Melbourne's main airport was Essendon Airport. In mid-1950s, over 10,000 passengers were using Essendon Airport. So, it was overload. In 1959 the Government of Australian accquired 5,300 ha of grassland in then rural Tullamarine. In May 1959, Prime Minister Robert Menzies announcing that a new airport would be build at Tullamarine. On 1 July 1970, Melbounre Airport was opened to international operations by Prime Minister John Gorton, In 1971, the first arrival of a Boeing 747 occurring. In the first of operation, Melbourne handled six international airlines and more than 150,000 international passengers. Finally, Melbourne airport terminals have 56 gates, 40 domestic and 16 international.

From Airport, I was picked up by my uncle. He drive into Flinders street station which the most beautiful in Melbourne City.  It was planing to build in 1899 with 17 entries received.Until 1901, work began with style French renaissance and ended 1910. There are 14 lines which difference way from north to south, with Platform No.1 being the farthest north. I just say that "it is really amazing how can human could build that"




After that, I visit Melbourne Central through the train from Flinders street station. It is a large shopping Centre,  railway station also. Melbourne Central shopping Centre opened 1991 but it was not profitable for Kamagai Gumi who owner this place. So, he sold 97 percent to Australian property manager GPT group. GPT was redevelopment with 195 million by architects Ashton Raggat Mc Dougall, open the complex to more natural light right now. In 2010, GPT plan redevelopment, the north-east corner at Swaton Street is again being altered, new food precinct will be opened. Another is railway station which is an underground on the metro network in Melbourne. It is one of five station on the City Loop. Be careful, because it is very difficult if you are attention like me come there the first time. In 2013 and 2014, it was the world's third busiest crowded with over 15,000 passengers. 


Ok, go around and starting hungry. Should we go any where ? yeahhhh, China Town. There are thousand dishes waiting for visitor. Actually, there are not only food from china, it has many food difference like VietNam, Idian... China town was from the arrival of Chinese immigrants during the Victorian gold. Moreover, Melbourne's China town has a long and illustrious history. In late 1854, the first Chinese was build in Little Bourke Street and Celestial Avenue. In addition, China Town has event which is Asian food. It held in Spring and celebrates with food, stalls.


Ok, if you want to heard some sound from VietNam. let's go to Footscray which is place high population of Vietnamese live there. There are many food by Vietnmese like Pho, bread, beef noodle. Moreover, it is over 130 restaurants including : VietNam, Indian, Chinese, Australia, Afica.... Footscray. Footscay is of part of Maribynong, it was built largely on the traditional lands of the Kulin nation. the village reserve surveyed in 1848 at the junction of the Salt Water and Yarry River was named of the Kentish village of Foots Cray. Footscray's first industries were boiling-down and stone quarries. However, the god rushes and the railway to Williamstown ( beautiful beach) stimulated development. Nowadays, Post-industrial Footscary has become increasingly appealing to young professional attracted by affordable real estate, closeness to Melbourne, strong public transport and impressive local amenties.


Next, in the winter, I stayed away city.  I have been going Mansfield which place small town in the foothills in the Australian state of Victoria. The first time Mansfield known as Mount Battery. This place is famous as part of the Ned Kelly Trail. Mansfield is the burial ground for police officers slain by Ned Kelly and his gang at Stringybark Creek. Moreover, the road from Melbourne to Mansfield you will see the bushfires in 2009. It was killing destroy everything.


There are a few places famous that I have been visited and written history about that. However, There are a hundred place that the visited Melbourne City.


Thursday, August 3, 2017

Lý Thánh Tông

Lý Thánh Tông
Mùa Xuân năm 1023, người dân Đại Việt lúc này đã đón lễ tiết thanh minh trong tháng 3. Thời tiết lúc này khá mát mẻ, mùa đông đã kết thúc chào đón một mùa xuân tràn đầy những hy vọng hơn. Ngày 30/3/1023, lúc này thái tử Phật Mã đang tập luyện võ công, múa đao sau những ngày ra trận thì bỗng có nữ hầu chạy lại báo tin :

Bẩm Thái tử, Phu nhân đang chuyển dạ, sắp sinh rồi ạ. 

Đang luyện tập nghe thế thì giật mình thái tử đáp :

Thật vậy sao ? Mau Mau dẫn ta đến Long Cung ngay.

Vừa mới đến nơi thì đã nghe tiếng khóc chào đời của con trai mình vọng từ trong phòng ra. Rồi bà đỡ đẻ la lớn :

Con trai là con trai thưa thái tử. 

Thái tử mỉm cười rồi chạy vào ôm đứa con trai mới ra đời của mình. rồi nhìn vợ mình là Mai Thị rồi nói :

Cảm ơn nàng, đã vất vả cho nàng rồi. Giờ ta sẽ đặt tên cho con.

Thấy vậy Mai Thị liền nói :

Không vất vả gì đâu thưa điện hạ, thần thiếp chỉ mong con trai mình sẽ khỏe mạnh và một chàng trai văn võ song toàn giúp đỡ cho phụ vương và thái tử, còn chuyện đặt tên... Khi xưa thiếp nằm mộng thấy mặt trăng rơi vào bụng ngay sau đó thì mang thai. Thiếp thấy cái tên Nhật Tôn rất hợp với con. 

Thái tử nhắm mắt lại suy nghĩ, lẩm bẩm rồi gật gù đáp :

Nhật Tôn, Nhật Tôn. Được, Được, Nhật Tôn, ta rất ưng cái tên này. Con chúng ta sẽ là Nhật Tôn. Sau này con sẽ như ánh mặt trời tỏa sáng khắp thiên hạ.....

Năm 1028, Lý Phật Mã lên ngôi vua. Lúc này con trai là Nhật Tôn cũng đã 5 tuổi, đang chạy lung tung chơi đùa trong cung. Khi thấy mẹ mình tới thăm liền chạy ù đến rồi nói :

Mẫu hậu, con nhớ mẫu hậu. Phụ hoàng đâu rồi mẫu hậu, phụ hoàng không nhớ con hả ? sao lại không tới thăm con. 

Mẫu hậu Mai Thị hừ một tiềng rồi nói :

Phụ hoàng cũng rất nhớ con chứ, nhưng phụ hoàng còn đang thiết triều cùng các quan đại thần. Ngày mai, mẫu hậu sẽ dẫn con tới gặp phụ hoàng. Có được không nè ? 

Cậu bé Nhật Tôn cười rồi ngoan ngoãn đáp lại :

Dạ vậng ạ. Sau này con lớn, con sẽ thay phụ hoàng đi đánh trận, con sẽ cùng phụ hoàng thiết triều.

Người mẹ nào nghe câu đó mà không hạnh phúc, Mai Thị cũng vậy, nàng ôm lấy con trai rồi nói :

Con ngoan lắm, muốn giúp phụ hoàng đánh trận thì con phải học võ, học bắn cung và cưỡi ngựa. Còn nếu muốn cùng phụ hoàng thiết triều, con phải chăm chỉ đọc sách và nghe thầy giảng bài. Con nhớ chưa ? 

Những lời dạy dỗ ấy đã làm cho cậu bé Nhật Tôn nhỏ bé đó có một suy nghĩ chín chắn hơn. Ngày đêm học võ nghệ, tinh thông kinh truyện, hiểu âm luật, lại càng giỏi về võ lược. Sau khi thấy con trai mình hội tụ đầy đủ những khả năng đó, vua cha rất vui mừng. Liền phong cho con trai mình thành thái tử, cho dời về Đông Cung để gần gũi dân chúng như vua ngày xưa. Sau một thời gian tu luyện, học các kí kịp võ công, trao dồi kiến thiết đầy đủ. Cuối cùng vua cha cũng cho chàng thái tử trẻ cơ hội.

Tháng 2 năm 1039, khi vua cha đi đánh Nùng Tồn Phúc, chàng thái tử được cử thành giám quốc (xử lý công việc cho vua), coi sóc kinh thành và triều chính. Nhờ làm tốt công việc nên vua cha tiếp tục cho thêm quyền xét xử các vụ kiện tụng trong nước. Vì đã làm quá tốt việc quản lý hành chính, nên vua cha đã đồng ý cho cậu thái tử trẻ này ra chiến trường để thử sức chinh chiến. Thái tử trẻ có 2 chiến thắng đầu tay cho mình ở Châu Văn (Lạng Sơn) và Châu Ái (Thanh Hóa) vào năm 1042 và 1043.
--------------

Thấp thoáng cũng thái tử cũng hơn 30 tuổi, văn võ song toàn, thương dân, xử lý tình huống rất được lòng vua cha. Năm 1054, lúc này vào tháng 7, thời tiết của Đại Việt rất nóng nực, những cơn gió lào thổi qua làm tăng độ nóng của đất nước hơn. Nằm trong hoàng cung, vua Lý Thái Tông nhìn ra ngoài, những cơn ho ngày càng nhiều. Vua rất buồn vì tình trạng sức khỏe của mình, vì vậy vua đã cho phép thái tử ra coi chầu chính sự.

Hụ, hụ, hụ - Tiếng ho của Lý Thái Tông ngày càng nhiều.

Hoàng hậu của trẫm nàng chớ phiền lòng. Nay các con của chúng ta đã lớn, đã biết được điều phải trái, cái đúng sai. Nàng là mẫn nghi thiên hạ hay giúp Nhật Tôn cai quản đất nước. 

Hoàng hậu khóc càng nhiều hơn, nức nở vừa khóc vừa nói :

Bệ hạ thiếp rất lo lắng cho sức khỏe của bệ hạ. Xin bệ hạ hãy ráng dưỡng bệnh.

Phàm là con người, ai cũng phải trải qua sinh, lão, bệnh, tử. Cũng như trời đất, có sinh, có diệt. Nay ta đã tuổi già sức yếu, không trách khỏi mệnh trời. Trẫm dù không lỡ xa nàng nhưng cũng đã đến lúc trẫm về nơi kiều tuyền hậu hạ các bậc tổ phụ..... Hoàng hậu, trẫm muốn gặp Khai Hoàng Vương Nhật Tôn. Lý Thái Tông nói.

Tầm 10 phút sau đã thấy bóng dáng người con trai của mình. Lý Nhật Tôn chạy rất nhanh đến chỗ cha nằm quỳ xuống và nói :

Nhi thần khấu kiến phụ hoàng và mẫu hậu. Đến lại gần vua cha rồi tiếp tục nói : Phụ hoàng cố gắng nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, mọi việc triều chính đã có nhi thần và các quan thu xếp rồi ạ. 

Vua cha nhìn đứa con trai bé bỏng ngày nào giờ đã là một người chững chạc rồi nói :

Con ta đã chững chạc rồi. Nhật Tôn nghe phụ hoàng nói đây : Việc thiết triều sớm ta giao cho con. Từ nay con hãy nghe quần thần tâu bày chính sự, rồi cùng các lão thần giải quyết. Nếu việc gì không cần thiết thì không cần phải bẩm báo ta.

Phụ hoàng hãy yên tâm, con sẽ không phụ lòng người đâu ạ. Nhật Tôn đáp :

Đó chính là những lỡi dặn dò trước, như là tấm di mệnh khẳng định chàng thái tử sẽ lên nắm quyền lực của vua cha. Tháng 10 năm 1054, mùa đông kéo tới, vua Lý Thái Tông đã băng hà, truyền lại cho con trai mình là Lý Nhật Tông lên ngôi vua.

---------------

Hoàng thượng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế. - Các bá quan văn võ tuyên hô.

Các khanh hãy bình thân. - Lý Nhật Tôn ra lệnh.

Thưa chư vị bá quan. phụ hoàng ta mệnh yểu đã sớm lìa bỏ quần thần cùng non sông đất nước. Nay ta thay phụ hoàng gánh vác việc giang sơn. Kính mong chư vị một lòng vì dân, vì nước. Quốc gia là của muôn dân chứ không phải là của riêng hoàng gia. Dân chúng có yên ổn an lạc, thì đấy nước mới trường cửu, thái bình.... Lý Nhật Tôn mộc mạc nói.

Bẩm hoàng thượng, chúng thần sẽ hết lòng vì việc công. Toàn thể bá quan nói.

Cảm ơn các khanh, nay trẫm lấy hiểu là Thánh Tông, đổi quốc hiệu là Đại Việt. Mong rằng vua tôi chúng ta sẽ xây dựng một quốc gia hùng mạnh. Có danh ngang với phương bắc. 

Dừng lại một chút, Lý Thánh Tông tiếp tục nói :

Những bộ hình hãy đốt bỏ những hình cũ, từ nay không dùng những hình phạt man rợ với phạm nhân nữa. 

Tuân lệnh. Bá quan ai cũng đồng ý điều này.

Đây tất cả chỉ là bước khởi đầu cho thấy vua là một người rất hiền lành, thương yêu dân như con. Chúng ta cùng đón tiếp phần 2 xem khi làm vua, ông đã thể hiện được những gì nha.




Thursday, July 20, 2017

Lý Thái Tông phần 2


Khi lên ngai vàng dẹp được loạn tam vương, chàng thái tử trẻ của chúng ta chính thức là thành vị vua tiếp theo của nhà Lý, niên hiệu của ngài là Lý Thái Tông, đó là ngày 1 tháng 4 năm 1028. Sau khi lên ngôi 2 em trai của ông là Dực Thánh Vương và Đông Chinh Vương đã xin về nhận tội với anh trai, như các bạn đã biết ông là người rất hiền lành, ông xóa tội cho em trai để nhằm không còn xảy ra chinh biến nữa, thậm chí còn phục hồi chức cũ cho cả 2 người.

Ta phải lập lệ mới được - Lý Thái Tông nói :

Hằng năm các quan phải đến đến Đồng Cổ làm lễ đọc lời thề, như vậy sẽ không còn ai có ý định tạo phản làm cho dân khổ, nước nhà yếu. Các quan nào trốn không đến phải phạt 50 trượng. 

Thế là tất cả bá quan văn võ, ai cũng thề vào hằng năm ở đó. lời thề như sau :

Làm con phải có hiếu, làm tôi phải trung, ai bất hiếu bất trung, xin quỷ thần làm tội. 

Nhờ vậy đã tạo ra một nền tảng chắc cho nhà Lý sau này, mọi quan, binh lính đều trung thành với nhà nước, giúp dân tộc thêm đoàn kết, thời kỳ này rất tin vào mê tín nên những lời thề đó là một kế sách rất hay và phù hợp của Lý Thái Tông giúp không có tạo phản trong nội bộ.

Lên ngôi công việc của Lý Thái Tông chủ yếu cũng là đánh dẹp các thành phần nổi loạn của các dân tộc thiểu số, ông vẫn tiếp tục phát huy sở trường chiến đấu. Suốt 27 năm ở ngôi, vua vẫn sẵn sàng thân chinh ra nhiều mặt trận. Các bạn nên biết điều này, thời bấy giờ hoàng đế không đặt quan tiết trấn, những việc đó thường giao tù trưởng quản lý. Vì thế những người ấy quyền rất to, dân chúng chỉ nghe theo những tù trưởng đó nên xảy ra sự phản nghịch cho nên Lý Thái Tông phải rất vất vả đi đánh.

Ví dụ điển hình là tháng 2 năm 1039 lúc đó vua ở ngôi đã được hơn 10 năm. Có một tù trưởng họ Nùng là Nùng Tồn Phúc làm phản ở Quảng Nguyên (Lạng Sơn), tự xưng là "Chiêu Thanh Hoàng đế "đem quân đi đánh phá khắp nơi, chém giết dân thường, ngoài ra ông này có được nhà Tống phong làm Nam Bình Vương (nhà Tống thật sự rất thích thọc gậy bánh xe). Khi nghe tin đó Lý Thái Tông rất tức giận, thà xưng vương ở im một chỗ là được rồi, đằng này còn đánh phá làm nhân dân lầm than nên vua đánh một trận không thể nào hay hơn được nữa, bắt sống được cha con họ Nùng đem về kinh đô chém đầu. Điều này cho thấy vua rất ghét làm hại đến dân lành, hại đến dân thì vua sẽ không bao giờ tha thứ. Nhưng chính điểu đó lại tại hại sau này cho vua, tiếp tục đến đời con cháu của họ Nùng tiếp tục chống phá đòi ly khai.


Bẩm bệ hạ, Nùng Trí Cao là con trai của Nùng Tồn Phúc đã chiếm châu Thảng Do lập ra nước Đại Lịch. Một quan báo cáo

Vậy lòng dân ở Thảng Do đối với việc này ra sao ? Lý Thái Tông hỏi

Dạ bẩm, Nùng Trí Cao là người biết cách gần gũi với dân chúng vì vậy một bộ phận dân chúng cũng theo về và nể phục hắn lắm ạ. Vị quan nói tiếp 

Người Thảng Do thì mới hiểu người Thảng Do mà Nùng Chí Cao này lại là người có dũng, có chí thì đương nhiên là biết cách thu phục vỗ vễ người dân xứ ấy,vì vậy việc dẹp loạn của triều đình sẽ gặp nhiều khó khăn, thưa bệ hạ. Vị quan khác nói thêm.

Lý Thái Tông cười và đáp : Chuyện này ta đã có dự định từ trước nên việc dẹp loạn Nùng Trí Cao không phải là vấn đề quá lớn. Tuy nhiên, cái khó của triều đình ta bây giờ là làm sao để trị được Nùng Trí Cao mà phải làm long dân Thảng Do được hết lòng quy thuận về triều Lý. Cách đây 3 năm ta đã nóng vội giết Nùng Tồn Phúc, lần này ta sẽ đối đãi Nùng Trí Cao mềm dẻo, lấy nhu thắng cương, mang nhân nghĩa và tấm lòng rộng mở ra để thu phục hắn về với triều đình. 

Năm 1041, vua sai người bắt Nùng Trí Cao về kinh đô, chỉ thời gian ngắn đã bắt được họ Nùng mang về kinh đô.

Vua nhà Lý đâu, có giỏi xuống đây đường đường chính chính giao đấy với ta, phân tài cao thấp. Nùng Trí Cao hét lớn 

Lý Thái Tông cười mỉm rồi suy nghĩ : "Nùng Trí Cao, ngươi có thể là loài hùm cọp nhưng chú cọp con này phải lớn khôn hơi chút nữa mới làm việc lớn được, còn non và rất xanh"

Rồi bất ngờ hỏi : Nùng Trí Cao, ta hỏi ngươi, ngươi muốn nổi dậy là vì người nghĩ đến dân chúng Thảng Do hay chỉ vì tham vọng tầm thường của bản thân.

Tâm nguyện của ta chính là lập lên quốc gia của người Tày, Nùng trở thành vua một nước có thể khiến nhân dân một cuộc sống ấm no, thái bình. Nùng Trí Cao đáp.

Ha,Ha, Ha, Thảng Do chỉ là vùng đất nhỏ, dù có ly khai khỏi Đại Việt thì cũng phải đổ máu xương của nhân dân Thảng Do không ít. Ngươi nghĩ đó là điểu tốt đẹp ngươi mang lại cho dân chúng sao ? Liệu đất nước ngươi dựng lên cho tránh khỏi âm mưu thôn tính từ phương bắc ? Đến lúc đó đừng nói là Thảng Do mà dân chúng vô tội nơi nơi trên đất Đại Việt cũng lâm cảnh loạn lạc, ngươi nỡ vì tham vọng của mình mà làm cho dân chúng lầm than như vậy. Vua Lý Thái Tông cười lớn và nói. 

Lúc này Nùng Trí Cao đã đuối lý không nói lại được vua liền lắp bắp không dám nhìn thẳng vào mắt nhà vua, bớt hẳn sự hung hăng ban đầu.

Ta biết ngươi có chí hướng của bậc anh hùng nên rất mong ngươi có thể sức mình đóng góp cho hoà bình yên ổn của đất nước, nếu ngươi thuận về triều đình, ta sẽ lại cho ngươi giữ châu Quảng Nguyên, phụ thêm đông Lôi Hoàng, Bình, An và châu Tư Lan. Từ đây ngươi có thể cai quản một vùng đất rộng lớn, vì nghĩa lớn góp sức mình giúp ích đất nước. Để không chỉ dân chúng Thảng Do mà cả dân chúng Đại Việt có được thái bình, ngươi có thể gánh vác được chăng ? Lý Thái Tông tiếp tục nói.

Lúc này biết khoảng cách giữa mình và vua Thái Tông là rất xa, mình như chỉ là ếch ngồi đáy giếng nên Trí Cao hạ giọng và nói :

 Đội ơn bệ hạ, vậy hãy coi Trí Cao trước đây ngu muội chống lại triều đình từ nay Nùng Trí Cao dốc sức cho triều đình. 

Đây là cách thu phục nhân tâm của vua Thái Tông, vua luôn lấy sự nhân nghĩa để cai trị, mặc dù sau này Nùng Trí Cao vẫn tiếp tục làm phản để vua tiếp tục phải đi đánh dẹp thêm lần nữa. Chắc chắn mọi người sẽ thắc mắc tại sao vua Thái Tông lại liên tục tha tội cho Nùng Trí Cao mà không giết đi. Xin thưa nếu giết lại tiếp tục con cháu họ Nùng sẽ trả thù đến khi nào mới ổn, vả lại rất khó để người Kinh lên quản lý khu biên giới vì đầy những người dân tộc, họ sẽ không chấp nhận cho người Kinh lên quản lý vì không đủ uy tín.

Ngoài ra, nhà vua còn đi đánh dẹp nhiều nơi khác như :  thu phục Ai Lao, Chiêm Thành, vụ tạo phản của Nguyễn Khánh.. Còn về kinh tế thì ông yêu cầu dân chúng xài hàng nội địa, hạn chế xài hàng tàu (Việt Nam mình tiếp tục xài hàng ngoại cho tới bây giờ). Còn về luật, vua cho ra một bộ luật hình thư, đây là bộ luật đầu tiên của dân tộc Việt Nam mình, tiếc là bộ luật này đã bị mất khi giặc Minh sang xâm chiếm vào năm 1401. Việc ban bộ luật hình thư này vì trước kia kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ luật phát câu nệ luật văn, thậm chí xử oan uổng nhiều nước. Vì vậy, vua Thái Tông thương xót nên ra bộ luật này nhằm xét xử được công bằng hơn, tiếc cái mình không được đọc bộ luật đó.

Mình xin viết thêm về chùa một cột huyền thoại nổi tiếng của nước ta còn sót lại. Đó chính là chùa một cột, một cách xây dựng độc đáo và đầy huyền bí của nước ta thời đó. Tuy chỉ là phiên bản được tu sửa lại nhưng đã cho thấy cách xây dưng khéo léo của dân tộc ta.

----------

Tháng 7 năm 1054, lúc này Thái Tông đã 54 tuổi rồi, thời điểm đó ai sống được tuổi này coi như 80 tuổi thời bây giờ. Biết mình đã quá mệt mỏi, cơ thể gần như đã suy yếu để cho bệnh tật tấn công vua liền sai :

Hoàng Thái Tử Lý Nhật Tôn từ nay sẽ thay ta coi chầu nghe chính sử, Thái tử sẽ được tự quyết dần với những việc lớn nhỏ. Hãy nhớ sau thái tử vẫn là trẫm, vì vậy nhớ không ai được xàm bậy.

Sau bao nhiêu năm chinh chiến giờ đến lúc vua được nghỉ ngơi, nhớ lại những kỷ niệm, những chiến tích mình từng làm. Cuộc đời rất ngắn vua đã làm không nghỉ ngơi, ra trận đánh giặc, cầm quân, xây dựng, củng cố quyền lực.

Cuối tháng 9 đầu tháng 10 năm 1054, thời tiết bắt đầu se se lạnh, mọi người đều mua quần áo, chăn bông để chuẩn bị đón mùa rét tới, nhưng trong hoàng cung thì vô cùng lạnh giá bởi một vị vua đã sắp phải ra đi, đó chị là Lý Thái Tông. Ngài đã cố gắng chống chọi với bệnh tật nhưng không được nữa rồi. Vua phải ra đi để lại cho con trai mình một đất nước gần như đã yên ổn mọi thứ.

Tạm biệt mọi người, ráng sống tốt nha. Phải luôn ghi nhớ mọi thứ phải bắt đầu từ dân, có lòng dân chúng ta sẽ không bao giờ sợ bị xâm lược. 

Những lời nói cuối cùng của một vị vua, một vị tướng chưa bao giờ biết thua cuộc trong mọi cuộc chiến. Một người đức độ, rộng lượng đã mất đi, tất cả chỉ còn lại ký ức cho nhân dân Đại Cồ Việt lúc đó.......


Wednesday, July 12, 2017

Lý Thái Tông Phần 1

Lý Thái Tông

Vào một mùa hè tháng 6, thời gian này Đại Việt rất nóng nực, mặc dù nhiều cây cối nhưng cũng không thoát được cái nóng gay gắt từ những ngọn gió Lào thổi sang. Bây giờ đã quá trưa rồi, Phất Ngân xinh đẹp đang nghỉ ngơi sau khi mới ăn trưa xong, bụng bầu to nhưng nàng vẫn ráng ăn và tự chăm sóc mình để chồng là Công Uẩn lo việc hỗ trợ cho vua cha. Chiều đến Lý Công Uẩn về, tay thì xoa bụng vợ hỏi thăm sức khỏe của hai mẹ con.

-Nàng có thấy mệt không ? Để ta kêu người vào mang thuốc bổ cho nàng, sáng giờ nàng ăn được gì nhiều chưa ?

Ngày nào cũng như ngày ấy, chàng trai trẻ đó là con rể của Vua Lê Hoàn anh minh, vừa là một vị quan chức quyền to nhưng hằng ngày vẫn yêu thương vợ mình. Cho đến....

Ngày 26 tháng 6 năm 1000, tối hôm đó trời tự nhiên đổi mưa rất to, một cơn mưa trái mùa xua đi những cái nóng của mùa hè.

-Đau quá, đau quá  - Phất Ngân la lớn tay thì cầm tay của bà đỡ đẻ.

Tiếng hét ấy làm Lý Công Uẩn lòng như lửa đốt, mặc dù có rất nhiều gia nhân đứng bên trong hỗ trợ cho phu nhân ngài nhưng lòng ông vẫn không yên tâm, liên tục đi lại, ngó nghiêng. Cuối cùng bà đỡ đẻ cũng la lên :

-Xong rồi, là con trai, chúc mừng Ngài !!!!

Lý Cổng Uẩn ôm lấy cậu con trai mình và bế lên cao và nói lớn rằng :

-Hay lắm con trai của ta, ta sẽ đặt tên con là Lý Phật Mã. 

Rồi xoay người con trai mình lại, ông thấy 7 nốt ruồi sau gáy của cậu bé ấy và bất giác ông thốt lên rằng :

-Chòm Sao Thất Tinh.

.....................

Cậu bé lớn lên dần theo thời gian, cậu được chứng kiến  nhiều sự kiện như là vua Lê đấu đá nhau, Lê Long Đĩnh thỉnh kinh Phật về Đại Việt. Ngoài thời gian học tập, cậu luôn bắt đám trẻ đi dàn hầu trước sau như nghi vệ các quan theo hầu thiên tử. Lý Thái Tổ thấy thế liền nói chọc rằng :

-Con là con nhà tướng cần học tập võ công, ôn luyện binh pháp, há gì mà phải cần để kẻ hầu, người rước, như vậy có được không ?

Biết cha chọc, cậu bé Phật Mã liền cười lộ ra chiếc răng sún và đáp lại lời cha :

-Nếu không được thì đáng lẽ ngôi vua phải thuộc về nhà Đinh chớ cớ gì rơi lại vào tay nhà Lê, tất cả là do mệnh trời thôi thưa cha.

Người cha giật mình trước lối đáp đầy thông minh và người cha này biết rằng, sau này mình mất đi, người con này sẽ giữ lại được tất cả và sẽ là người nối dòng dõi tốt nhất cho mình.

-Thùng Thùng Thùng - tiếng trống vang lên.

Tất cả bá quan văn võ đều quỳ xuống và nói :

-Hoàng Thượng vạn tuế, vạn vạn tuế. 

Cậu bé Phât Mã đứng sau tấm rèn nhìn ra, cậu cảm thấy rất hãnh diện và hạnh phúc khi cha cậu được lên ngôi vua, sự thay đổi quyền lực mà không phải tốn gươm, đao và máu của nhân dân, vì ai cũng biết rằng Lý Thái Tổ là một người rất tốt và giỏi việc cai trị, một tương lai sáng lạng đang đợi chờ trước mắt của người dân Đại Việt.

Sau khi chuyển về Thăng Long để sống, cha cậu đã gây dựng ý thức cho cậu bé ngay khi mới trưởng thành. Năm 1012, Phật Mã được cha lập làm Đông Cung Thái tử, lập phủ cho cậu ở ngoài nội cung để làm quen với các quan lại và dân chúng, tìm hiểu từ bé cách sống như thế nào để giúp cậu trở thành một ông vua vĩ đại sau này.

Không để cha thất vọng, cậu học ngày học đêm, làm đủ việc, tập võ công, khi tan sở thì đi dạo xung quanh các phố phường để thăm dân chúng. Năm 19 tuổi, Lý Phật Mã được cha cho đi đánh giặc ở Chiêm Thành, khi được cha cho phép, cậu liền lập tức triển khai quân.

-Xin phụ thân hãy yên tâm, trận này không thắng nguyện không về gặp phụ thân. Lý Phật Mã nói

Cậu bé nhỏ nhắn ngày nào giờ đã là nguyên soái, cậu sắp xếp hết trận địa, điều binh lính tới biên giới và chuẩn bị cho cuộc Nam tiến tiếp theo mở rộng Đại Việt sau này. Bên cạnh ông còn có thái bảo Đào Thạc Phụ, một trong những viên tướng được sự tin tưởng rất lớn của Lý Thái Tổ. Khi đi hành quân có gặp một con rồng vàng liền đưa tay hứng liền cho là niềm may mắn, binh lính khi nghe thế tin là điềm lành liền tiến quân mau hơn nữa.

-Giết, vây bắt chúng lại - Lý Phật Mã la lớn, tay cầm kiếm chỉ về phía trước.

-Thái tử anh minh, trận này gài chúng vào bẫy thật nhanh chóng - Một anh lính nói.

-Chưa bắt được tướng giặc, chưa gọi là thắng đâu, mau chặn đường lui của chúng, ai bắt được tướng Bố Linh, ta sẽ thưởng lớn. - Phật Mã nói.

Trận đấu tiếp tục cân não, Chiêm Thành do bị tấn công bất ngờ vì thuyền của Lý Phật Mã đi rất nhanh do thuận chiều gió mùa đông bắc, mặc khác, do lần đầu tiên được thể hiện với vua cha nên chàng trai tỏ rất sung mãn và nhiệt huyết. Khoảng nửa ngày sau....

-Thưa Thái tử, ta đã bắt được tướng giặc.  Đào Thạc Phụ tâu.

-Tốt lắm, lấy hết vũ khí và ngựa về, ai đầu hàng thì tha chết cho họ, ai không đầu hàng chém hết, nhớ không được giết bậy dân chúng Chiêm Thành. Còn Đào Thạc Phụ vào trại, ta có chuyện mới nói với ngươi - Phật mã ra lệnh.

-Ngươi nghĩ sao nếu ta chiếm đất này của Chiêm Thành, mở rộng bỡ cõi Đại Việt ? Phật Mã hỏi.

Đào Thạc Phụ liền nói :  

-Thưa thái tử, như vậy không được đâu, ta chỉ đến đây trừng phạt Chiêm Thành vì không cống nạp vả lại tình hình hiện giờ nước ta đang rất bất ổn, hết Đại Lý nổi loạn, rồi các dân tộc thiểu số, thật sự rất khó để quản lý.

Lý Phật Mã suy nghĩ một hồi lâu rồi đáp lại :

- Ý ngươi cũng đúng, ta rất mở rộng đất cho cha ta và dân tộc mình, sau này khi ổn định trong nước, ta sẽ quay lại chiếm lấy đất này, tạm thời cứ rút quân về, ta sẽ bẩm báo Phụ Hoàng việc này.

Chàng trai trẻ mới 20 đã có kế hoạch và ý đồ để tiến đánh lấy thêm đất, mở rộng cho đất nước người Việt, nhưng đáng tiếc do sau này khi lên ngôi vua, ngài lại không thể thực hiện được mà phải đợi đến con trai mình là Lý Thánh Tông thực hiện.

-------------------

-Thưa bẩm, Thái tử đã đánh thắng trận và đang chờ Hoàng Thượng bên ngoài - Người báo tin chạy vào bẩm báo

-Haha, đúng là không phụ lòng ta, chuẩn bị ra tiếp con trai yêu quý của ta nào. - Lý Thái Tổ nói.

Hai cha con gặp nhau và tâm sự đủ điều về việc chinh phạt vừa rồi, Lý Phật Mã có bẩm báo về việc mở rộng đất đai, nhưng cũng y như ý của Đào Thạc Phụ nói, chàng hoàng tử trẻ coi là đúng nên cũng không nói năng gì thêm nữa Chàng trai cùng cha vào bữa tiệc để ăn mừng chiến thắng đầu tay của mình, nhưng lòng chàng vẫn man mác, chàng muốn được nhiều hơn như vậy, một chiến thắng như vậy vẫn là chưa đủ.

Những năm sau đó, chàng tiếp tục được vua cha tin dùng đi đánh dẹp những nơi nổi loạn, như đi đánh Phong Châu (Phú Thọ) năm 1023. Đi đánh Diễn Châu (Nghệ An) năm 1028, những chiến thắng ấy như rọi con đường lên ngôi vua của chàng hoàng tử trẻ. Trong những năm chinh chiến ấy chàng hoàng tử đã có một cậu con trai tên là Lý Nhật Tông  người mà sau này sẽ thay mặt chàng lấy đất Quảng Bình xưa.

Trở lại với chàng Thái tử, chàng tiếp tục được cử đi đánh trận lên phía Bắc vào năm 1027, lần này là đánh vào châu Thát Nguyên (Lạng Sơn), lần này cũng chiến thắng như bao lần khác. Suốt đời thanh niên, thái tử được rèn luyện binh mã, đánh đâu thắng đó và đây chính là trận đánh cuối cùng khi chàng còn thụ phong là Thái Tử.

-----------------------------------------------------

Sau trận đánh ở Thát Nguyên, Phật Mã trở về trong hoàn cảnh cha mình đang bệnh nặng.

-Thái Tử đến -  Thái giám tâu

Phật Mã chạy đến ôm lấy cha, hỏi han về tình hình sức khỏe của phụ vương mình và bẩm báo về chuyến đi chinh phạt vừa rồi, mọi lần cha chàng đều cười và vỗ vai chàng, rồi cùng chàng gặp bá quan khoe chiến tích của con trai mình. Thấy cha bị vậy chàng rất lo lắng. tưởng chừng như những lần khác, cha ốm nhẹ sẽ khỏe lại nhưng không lần này cha chàng bị rất nặng, chàng cảm nhận được điều đó.

-Lần này cha thấy thực sự rất mệt, cả đời ta chăm lo cho dân chúng, không dám nghĩ lợi cho bản thân mình. Sau này nếu ta mất đi con có thể giúp ta tiếp tục bảo vệ giang sơn này được không ? Ta biết còn rất nhiều nơi nổi dây, nhưng ta tin con sẽ làm được phải không con trai của ta ? Lý Thái Tổ nói.

-Xin cha nghỉ ngơi, giữ gìn long thể, mọi việc con có thể lo liệu được. Dù có chuyện gì đi chăng nữa, con sẽ bảo vệ dân tộc mình bằng cả tính mạng mình. Phật Mã đáp.

Lý Thái Tổ cười nhẹ nhàng nhìn con trai rồi cho tất cả lui để ngài được nghỉ ngơi.

------------

Tháng 3 năm 1028, mùa xuân đang sắp hết, những cái lạnh rét đã suy giảm dần, chỉ còn cảm giác se se lạnh. Mọi người sau khi đón tết xong cũng bắt tay vào việc cày cấy, lúc này Thái Tô đã 54 tuổi, ngày càng bị đau yếu nhiều, do số lượng công việc nhiều, cộng với thời gian đi chinh chiến xa nhà, sức khoẻ suy giảm rất nhiều. Ngài gọi tất cả những người ngài tin tưởng vào giường bệnh rồi nói :

-Ta cảm giác rất mệt mỏi, có lẽ ta sẽ đi trước mọi người ở đây thôi. Khi ta mất không được xây lăng đẹp, chỉ cần đắp đất lên là được. Ai thương nhớ thì đắp lên cao, càng cao càng quý. Khi mộ cao, cỏ sẽ mọc nhiều thì trâu bò có thức ăn, có sức cày cho người nông dân. Lý Thái Tổ dặn dò.

Dừng một lúc, Ngài lại nói tiếp :

-Ta con cái thì rất nhiều, đứa con trai nào cũng giỏi, nhưng ta đã chọn từ rất lâu, Lý Phật Mã con trai ta sẽ là người nối ngôi ta. Lý Nhân Nghĩa và Lê Phụng Hiếu, ta tin tưởng hai ngươi nhất, hãy giúp con trai trẫm đươc vừng vàng.

Tất cả hơi thở cuối cùng Lý Thái Tổ đã dăn dò, Ngài buông xuôi và nhắm đôi mắt hao gầy của người lại. Ngài còn nhiều nổi lo nhưng sức khoẻ không cho phép, ngài về với lòng đất, bước theo các vị vua trước để lại cho đất nước một sự tiếc nuối.

---------


Ngày hôm sau, theo ý nguyện của Lý Thái Tổ, mọi người đều tôn vinh Lý Phật Mã lên ngôi thiên tử sau khi chôn cất cha tử tế. Tối đó,  rất nhiều bá quan văn võ chạy đến điện Đông Cung diện kiến Thái Tử. Lý Phật Mã khá bất ngờ nhưng vẫn thay đồ ra tiếp đón.


-Có chuyện gì mà đêm khuya các ngài đến đây để gặp ta vậy ?  Lý Phật Mã hỏi.

Bẩm thái tử, theo di chiếu của Tiên Hoàng, chúng thần đến đón thái tử vào cung để lên ngôi ạ. Một quan nói.

 -Sau các ngài lại gấp gáp như vậy ?.  Lý Phật Mã thắc mắc.

Đất nước không thể một ngày không có vua, Ngài mau lên ngôi để điều hành chính sự.  Vị quan đó nói tiếp.

-Được, sáng mai ta sẽ vào cung lập tức. Lý Phật Mã đáp.

Sáng hôm sau, trời tờ mờ sáng thì thái tử Lý Phật Mã đã vào cung cùng đoàn tùy tùng của mình. Vừa đến cửa Tường Phù vào đến điện Càn Nguyên, bất chợt một thái giám đã báo :

-Thưa Thái Tử, nơi đây có sự bất thường.

Thái Tử kéo màn của kiệu ngó xung quang một lát, một người chinh chiến đã nhiều năm chỉ cần tích tắc chưa đến 10 giây đã nhận ra điều đó, liền nói :

-Có động rồi, phen này không chừng loạn, Mau mau tiến vào điện càn nguyên, Sau khi đến ngươi truyền lệnh đóng tất cả cửa điện, bố trí phòng ngự để ta cùng các triều thần bàn bạc kế sách. 

Khi đến hoàng cung thì đã gặp các tướng tá bộ hạ của mình đợi ở đó sẵn. Thái tử rất tức giận về việc phản động của ba người em trai mình ngoài thành. Số là Lý Công Uẩn rất nhiều người con trai, người nào cũng tài vũ dũng, khi vua cha còn sống, các anh em đều được cho đi lập các chiến công.

Lý Phật Mã liền nói :

-Ta đối với anh em không phụ bạc chút nào. Nay tam vương làm việc bất nghĩa, quên đi di mệnh của tiên đế, muốn mưu chiếm ngôi báu, các khanh nghĩ thế nào ?

Lý Nhân Nghĩa liền nói :

-Huynh đệ với nhau, bên trong phải hiệp sức xây dựng vương triều, bên ngoài phải cùng nhau chống giặc, nay ba vương làm phản thì huynh đệ hay kẻ thù, xin điện hạ cho bọn thần đánh một trận quyết tử.

Thái Tử nhăn mặt lại rồi nói tiếp :

-Nhưng tiên đế mới mất chưa quàn, mà cốt nhục nhà họ Lý đã giết nhau giành ngôi báu. Chuyện này há chả phải cho muôn đời chê cười sao ? Dẫu gì ta cùng tam vương cũng là tình huynh đệ. Ta...Ta....Ta. 


Lý Nhân Nghĩa đáp :

-Thưa Điện Hạ, giữ đạo công thì phải dứt tình riêng. Đó là việc bất đắc dĩ phải làm hay là điện hạ tham công gần, đắm tình riêng chăng ? Điện hạ biết theo dấu cũ của Đường Thái , Chu Công thì đời sau ca tụng công đức còn chưa rỗi, còn rỗi đâu mà chê cười. 


Lê Phụng Hiểu nói tiếp lời của Lý Nhân Nghĩa :

-Tam Vương liên minh chống lại điện hạ, thực chất là họ lừa nhau mà thôi, ngôi vua chỉ có một, không lẽ tam vương định sẽ chia thiên hạ thành 3 phần sao ? Lúc đó cốt nhục sẽ tương tàn, trăm họ sẽ loạn lạc. 

Lý Nhân Nghĩa phụ thêm :

-Tiên đế cho rằng điện hạ là người hiền, đủ để được nối chí, tài đủ để làm nổi việc, nên đem thiên hạ phó thác cho điện hạ. Nay giặc đến vây bức của cung mà ẩn nhẫn như thế, thì đối với sự phó thác của tiên đế ra sao ? 

Thái tử nhắm mắt lại, chợt nhớ lại cảnh ngày xưa anh em bên nhau, cùng lớn lên dưới vòng tay của cha, cùng ăn học, cùng ngủ, cùng bày những trò chơi trong cung. Lòng ngày càng đau như cắt hơn khi biết họ đang phản bội mình vì ngôi vương, những tiếng cười thời thơ ấu ấy kéo về trong ký ức của Thái Tử. Phật Mã thở dài và nói :

-Nếu đã như vậy thì ta chỉ đành vào làm lễ thành phục trước linh cữu của tiên đế thôi, mọi việc làm thế nào do các tướng định liệu lấy. 

Các quan thấy thái tự nói thế liền lạy rồi nói :

- Chết vì vua gặp nạn là chức phận của bọn thần. Nay đã được chỗ đáng chết, còn từ chối gì nữa. 

Tất cả ai một lòng một dạ xông pha, ra lệnh cho các vệ sĩ trong cung mở cửa ra đánh. Lê Phụng Hiểu rất nhiều điều này, 3 vương tuy còn trẻ nhưng phải nói là rất giỏi việc binh, nay kết hợp lại thì quả là không sức mạnh nào chặn nổi. Phụng Hiểu rút kiếm và la lớn :

-Các người dòm ngó ngôi cao, không coi vua nối vào đâu, trên quên ơn Tiên đế, dưới trái nghĩa tôi con, vì thế thần là Phung Hiểu xin đem thanh gươm này để dâng.

Dứt lời thì Lê Phụng Hiểu phi ngựa đến gần tam vương đối mặt với Vũ Đức Vương, ông biết rằng quân số của lính triều đình rất ít số với quân của tam vương, nhưng một vị tướng từng giàu sinh ra tử thì đối với ông chỉ là chuyện nhỏ, ông nhảy xuống ngựa, tay cầm cây thương phi thẳng vào ngựa của Vũ Đức Vương, mũi thương trúng ngựa. Vũ Đức Vương ngã xuống, Lê Phụng Hiểu liền phi tới cầm kiếm đấu hơn trăm hiệp. Nhưng đáng tiếc cho Vũ Đức Vương vì trước mặt ông là một Phụng Hiểu đầy dũng cảm, sức khỏe vô địch và đang tràn đầy nổi tức giận.

Hây A - Lê Phụng Hiểu la lớn sau khi đánh bật cây kiếm của đối thủ mình. Tiếp theo đó là một cú chém đầy uy lực, đầu của Vũ Đức Vương lăn tròn dưới đất, tay cầm đầu đối thủ của mình. Phụng Hiểu cầm lên uy hiếp tất cả binh lính còn lại. Bọn lính Tam Vương khi thấy thế liền bỏ chạy và chấp nhận thua cuộc.

 -------------------------------------------------------

Hoàng Thượng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế -  Bá quan văn võ quyền xuống hô lớn.

Các khanh bình thân - Lý Phật Mã đáp.

Sau khi chôn cất cha tử tế, Lý Phật Mã chính thức lên ngôi vua lấy niên hiệu là Lý Thái Tông, tiếp nối cha mình là Lý Thái Tổ, mở ra một thời kỳ tiếp tục thịnh vượng, hòa bình và vững mạnh cho dân tộc Việt chúng ta. Sau khi lên ngôi, vua ban công, thưởng tước những người có công dẹp tam vương. Dân Việt sẽ được những điều tốt đẹp gì chúng ta sẽ tiếp tục phần 2.




Wednesday, June 28, 2017

Lý Dynasty


The Ly dynasty was a Vietnamese dynasty that began in 1009 when Lý Thái Tổ replaced the Early Lê dynasty and ended in 1225 by Lý Chiêu Hoàng (The only Queens of Việt Nam). For the first time, the Ly held the government for a long time, about 200 years, unlike the old dynasty previously existed only a few decades ago.  During Lý Thánh Tông's reign, the official of Vietnam became Đại Việt in 1054, which opened era of great Đại Việt in Vietnamese history.

In 1010, after his accession to the throne, Lý Thái Tổ ordered the transfer of the capital to Thăng Long. Thăng Long was a capital until the 19th century. The King owned all the land. However, the government just directly utilized only a small portion of this land, some of which distributed to members of the royal family . Thus, there was an agrarian regime with several sectors :
-Land used by the state
-Fiefdoms and domains
-Communal
-Private land.

The gate of Quốc Tử Giám
In this time, although the emperors worshiped Buddhism, however the Confucianism was influencing very high with opening of the first university, Văn Miếu (1070) and Quốc tử giám (1076). These was supported for choose talented people who do not come from aristocratic origin to help the country. The first examination was opened in 1075 and first doctoral candidates was Le Van Thinh.





Uniform of Army Ly
The Ly army was systematically built and in addition, The king upgraded and promoted about army such as the ministry of marine, cavalry, infantry and also the large number of weapons, spear, bows, shields and support for army, for example : catapult, this technical was learned from the Tong dynasty. Furthermore, The dynasty continued to employ "ngụ binh ư nông"-a system dated back to the Đinh dynasty. The soldier stayed in duty only several months or per year, the rest of the year, they returned to their home in peace time. However, they were still required to train regularly with their captain and other troopers. Soldiers were not paid by the state but they were exempted from tax. This system allowed for a large trained standing army while the state was not burdened with maintaining it. In the 11th century, the frontiers of Dai Viet on the north and northwest had not yet been clearly delimited. So, the army of Ly dynasty need to strong. Beside that, The Ly kings often sought alliances with local chiefs by giving them princesses in marriage or by marrying their daughter.




WARS BETWEEN NEIGHBORING COUNTRIES


In 1069, in an attempt to find the remedy to a serious economic and social crisis, the Wang Nganche(the person who a bold reformer) trying to advocated the reconquest of Dai Viet, In 1074, the provinces of southern China received the order to strengthen their armies, arm combat junks and stop trading with Dai Viet.

Như Nguyệt River.
At the Ly court, the kings was only ten years old, so all power was concentrated in the hands of General Lý Thường Kiệt (the best general of VietNam), who decided to take the offensive in order to forestall the Sung. In 1075, two army corps totaling 100,000 men were sent to China. Lý Thường Kiệt was cleverly exploited the discontent of the Chinese population with Wang Nganche's reforms, and appeared as the liberator of the peoples of southern China. The Ly troops were enthusiastically welcomed by the population and easily occupied many localities. Lý Thường Kiệt attacked the Yung chow which fell after a siege lasting 43 days. Other strongholds suffered the same fate, after the citadel was razed.

The Sung was very angry. So, they prepared for a counter-offensive. Early in 1077, the Sung troops, having forced their way through frontier passes, and they were facing the Ly army across the Nhu Nguyet River. Ly Thường Kiệt was build and made trap around Nhu Nguyet. The Sung was attacked many time with many ways. However, it could not because Lý Thường Kiệt was defense very well. In this war, Ly Thuong Kiet composed a poem and had it recited during the night, making his men trust that the river god was speaking :

Over the southern mountains and rivers, the Emperor of the South shall reign
This was written down in the Book of Heaven. 
How dare those barbarians invade our soil ? 
They will surely meet with defeat. 

Those reasons support morale higher than ever, the Ly army repelled the attackers, who were also being decimated by disease. you know what ? the weather in north VietNam very uncomfortable. We have many forest which contained parasites, mosquito and many things differences from jungle. After Everything happen, Lý Thường Kiệt made a peace proposal, which included the ceding of five frontier districts ( Cao Bằng, Lạng Sơn provinces). The Sung accepted. This was in 1077, two years later through negotiations, the Ly recovered the ceded territory.

Religion :

The Main religion in the Đại Việt during the Lý dynasty was Buddhism. In this time, Buddhism was at its peak under the Ly dynasty. The pagodas owned domains worked by serfs and bronzes were exempt from taxes and military service. King and Princes had large numbers of pagodas built and bells cast, and promoted the dissemination of scared books. There are many beautiful pagodas were built under the Ly, some of them preserved up to the present day, such as Quan Thanh In Hanoi built 1102, Dien Huu (1041), Bao Thien (1050).

Education :

In a society whose members had to unite in the face of great natural calamities and the permanent danger of foreign invasion, so they need a doctrine which was needed to direct the mind of each individual towards his social obligations, obedience and loyalty to the monarch, and unconditional respect for the social hierarchy.

In 1070, Ly Thanh Tong was create Temple of Literature. This was a school dedicated to Confucius and his disciples and was where the sons of high-ranking dignitaries received moral education and  training in administrator. In 1075, the first mandarin competitions took place, through which Confucian scholars could accede to public. The appearance of Confucianism on the scene was the consequence of a dual phenomenon: on one hand was the necessity of creating a mandarin bureaucracy and on the other, there was the increasing accession of educated commoners to public office. So, there were many talents support Ly dynasty in this time.

Economy :

The main of the Đại Việt economy was agriculture. All farmland was in possession of the Emperor. Each village allocated the farmland to households. Each household had to work and paid annual tax, as well as provided mandatory labors and military services.

Because of Depend agriculture, so, the King was built irrigation facilities and river levees. Furthermore, Buffalo and cow slaughtering was strictly prohibited since these cattle provided indispensable draft force in farming.

The Ly dynasty encouraged trade with foreign countries, primarily with China, Java and Siam. Private and government traders frequently visited Chinese trading ports in present Guangxi to exchange spices, ivory and salt. However, the Ly court, particularly under Emperor Thái Tông's reign, tried to promote the consumption of domestic products.


Monday, May 22, 2017

Nỗi oan ức của vị vua cuối cùng nhà Tiền Lê


Lê Long Đĩnh - Source : Internet
Lê Long Đĩnh sinh năm 986 mất năm 1009, là vị vua cuối cùng thời Tiền Lê. Ông là con trai thứ 5 trong 11 người con trai của Lê Hoàn. Trong sử sách, đặc biệt là Đại Việt Sử Ký Long Đĩnh thường được viết với vô số tất xấu của một kẻ dâm đãng, độc ác, giết anh để đoạt ngôi vua. Hồi còn nhỏ mình có được đọc những sách được coi là chính thống về những việc ông đã làm như là : bắt tù binh leo cây rồi sai chặt cây(rớt như Cô Tấm), đặt mía lên đầu nhà sư để róc mía ăn, rồi giả bộ lỡ tay khiến dao phật vào đầu nhà sư chảy máu. Có lần vua đi chơi trên sông, liền trói tù binh vào mạn thuyền cho bơi qua bơi lại làm mồi cho thuồng luồng. Tàn ác hơn, ông sai tên hề lấy dao cùn chém vào người tù nhân để chết trong đau đớn. Ngoài ra, vua còn hoang dâm vô độ, ngồi không nổi nữa chỉ có nằm nên mới có tên là Ngọa Triều.





Khi đọc về ông này, chỉ muốn vả cho trăm phát tát, sút thêm vài ngàn phát đá, không có tí nào là người cả mà chỉ còn phần gọi là "Con" thôi, y như Trụ Vương thứ 2. Mãi đến sau này được đọc "Phật giáo sử lược (in 1943)" thì mới được biết rằng ông chính là người mang 2 bộ sách "Cửu Kinh" và "Đại Tang Kinh", Các bạn có biết bộ sách này là do Đường Tam Tạng đi Tây Thiên thỉnh kinh đấy, vượt các ngàn gian lao, nguy hiểm mới có thể tới được, sau đó còn phải dịch thuật 1000 năm (thời này làm gì có photocopy, chép lại sml luôn). Bộ sách này không chỉ là tổng vựng các kinh sách Phật giáo mà còn chứa các lĩnh vực triết học, lịch sử, văn học, thiên văn các kiểu. Một ông vua sai em mình đi qua nhà Tống để xin sách và đem di sản về cho đất nước thế liệu phải là một ông vua tàn ác và lấy mía để trên đầu nhà sư để róc ?. Thậm chí rất nhiều người được biết là Sư Vạn Hạnh, người có tiếng nói lớn để giúp Lý Thái Tổ lên ngôi, phải nói tầng lớp tăng quan này rất có tiếng nói trong thời kỳ này, sao mà có chuyện róc mía trên đầu nhà sư được.

Về chuyện Lê Long Đĩnh lên ngôi cũng vậy, "Sử thần Ngô Sĩ Liên nói : Sách Dã sử chép rằng : Đại Hàng băng hà, Trung Tông vâng di chiếu nối ngôi. Long Đĩnh làm loạn, Trung Tông vì anh em cùng cha khác mẹ không nỡ giết, tha cho. Sau Long Đĩnh sai bọn trộm cướp trèo tường vào cung giết Trung Tông ". thứ nhất dã sử là thế nào ? nghĩa là có thể tin được nếu có căn cứ và phải một chút logic. Thứ 2, sai bọn trộm cướp vào giết vua, không có tí chứng cứ nào để nói lên điều này cả, chỉ là một lời đồn không hề có cơ sở. Tất cả chỉ là nghi án không có thật.

Còn một tình tiết hay hơn là : "khi vua Trung Tông chết, ai cũng chạy hết chỉ có Lý Công Uẩn ôm thây vua mà khóc. Long Đĩnh cho là trung nghĩa nên tiếp tục làm quan cho vua" Nếu tàn ác mà gặp trường hợp này thì giết hết không tha chứ. Đã là kẻ giết vua, giết anh là bất trung bất nghĩa rồi sao lại trọng dụng được người trung nghĩa như Lý Công Uẩn. Chỉ tội nghiệp cho giới trẻ sau này học một cách không chính xác mà còn phải học thuộc lòng như mình ngày xưa.

Điều tiếp theo và là điều quan trọng nhất, ai cũng biết thời kỳ này đúng kiểu tự cung tự cấp, làm gì có kinh tế quy mô, quy hoạch, mở ngoại thương này nọ. Nhưng chính vua Long Đĩnh là người đã xin đặt người coi việc tại chợ trao đổi hàng hóa ở Ung Châu. Việc này giống như việc nước ta được đặt văn phòng đại diện thương mại ở nước ngoài bây giờ.  Phải là một người tầm cỡ "tư duy kinh tế" đi trước thời đại mới biết làm điều này. Cái "Tư duy kinh tế" tầm cỡ này phải đến mấy trăm năm sau mới được biết ở Phương Tây. Liệu ông có phải là một hôn quân ???.


Cuối cùng, ông đã ra trận 6 lần trong 4 năm cầm quyền, lần cuối cùng là 2 tháng trước khi ông mất. Cầm quân đánh giặc liên miên như thế phải là người cực kỳ khỏe mạnh, chơi thể thao, luyện tập khí công mới có sức như thế. Ngoài ra, ông còn xây dựng cầu đường, đào kênh, những con sông lớn ở Thanh Hóa ông đều cho đóng thuyền cho dân chúng đi lại dễ dàng. Những điều như thế ông rất đáng tội nghiệp, đã bị mất ngôi còn bị xuyên tạc các kiểu. Bức hình của ông Quang muốn post lên vì rất nhiều nơi tôn thờ ông, mà được dân tôn thờ thì chắc chắn sẽ không bao giờ sai. Xin tha thứ cho tiểu nhân đã hiểu lầm Ngài trong nhiều năm liền.


Tham Khảo :

https://www.facebook.com/tiger.king?ref=br_rs
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Long_%C4%90%C4%A9nh
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
Phật Giáo Sử Lược

Friday, May 19, 2017

Lý Thái Tổ



Sau 3 triều đại trước đó, triều đại nào cũng tồn tại rất ngắn do người thành lập triều đại là người giỏi khi đến đời con thì bị người khác cướp ngôi, không thì bị ám sát chết không kịp để truyền đạt ngôi vua, hoặc là khi cha chết các con chia bè kết đảng thi nhau tranh giành quyền lực trò chơi ngôi vương này chưa bao giờ kết thúc. Mở đầu cho sự tồn tại lâu dài của một triều đại, sự thành lập nhà nước một cách quy củ, bền vững, tạo nền móng cho các triều đại sau này chính là nhà Lý, người đầu tiên lên ngôi và tạo ra những sự thay da đổi thịt Việt Nam trên chính là Lý Công Uẩn. 

Lý Công Uẩn sinh năm 974 mất năm 1028, ông là người đầu tiên lập ra triều Lý, quê châu Cổ Pháp, mẹ ông họ Phạm, đi chơi chùa Tiêu Sơn(Hà Bắc) cùng người thần giao hợp có chửa (nghe dân gian đồn) sinh ra ông. Sau đó ông được bỏ lại tại chùa Cổ Pháp với lá thư nhét dưới xin được nhờ vả vào chùa, nhưng không ai biết rằng cậu bé bị bỏ rơi đó sau này sẽ thành một người vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam.

Chùa Tiêu Sơn
Trụ Trì lúc này tên là Lý Khánh Văn, ông là cha nuôi của Lý Công Uẩn cũng là người dạy dỗ Lý Công Uẩn khi tấm thân còn bé, cậu bé này từ nhỏ đã rất thông minh, đẹp trai nhưng mà rất quậy phá, đã thế còn trùm bùng học. Tuyên truyền kể rằng : có một lần Trụ trì Lý Khánh Văn sai cậu đem oản lên cúng cho hộ pháp, nhưng cậu lại ăn luôn oản không cúng (lầy). Cậu liền bị Trụ Trì la mắng cho 1 trận, bị một trận chửi ức chế, cậu phi lên chùa đánh hộ pháp và viết 4 chữ "đày ba ngàn dặm". Đêm ấy hộ pháp báo mộng về cho Trụ chì rằng "Hoàng đế đày tôi đi xa, xin có lời chào ông". Sáng hôm sau, Lý Khánh Văn đi ra coi thì có 4 chữ đó thật, xóa mãi mà không được, chỉ có Công Uẩn xóa nhẹ thì liền biến mất. Chán quá, ông liền đem cu cậu Uẩn sang bên chùa Tiêu Sơn của Trụ trì Sư Vạn Hạnh trông giúp. Người mà sau này đã giúp đỡ cậu bé thành một vị vua mở ra triều đại nhà Lý.

Biết Lý Công Uẩn là một tài năng thật sự, một người tài cho đất nước nên Sư Vạn Hạnh đã hết lòng dạy dỗ, lo toan mọi thứ cho cậu bé này. Khi trưởng thành, ông đã ra làm quan cho nhà Tiền Lê và được nắm chức Điện Tiền chỉ huy sứ, một chức vụ chỉ có con ông cháu cha mới được nắm.

Năm 1005, sau một cuộc đảo chính thành công vua Lê Trung Việt bị giết, ai cũng chạy hết chỉ có Công Uẩn ngồi đó ôm xác vua mà khóc, Long Đĩnh thấy cảm động liền không giết còn khen là trung nghĩa nên tiếp tục cho ông làm Tả quân điền tiền chỉ huy sứ.

Năm 1009, sau 4 năm cầm quyền thì Lê Long Đĩnh bị ốm nặng, Lý Công Uẩn vì câm phẫn tội ác của Long Đĩnh đã giết vua cũ của mình nên đã sau người đầu độc rồi giấu kín việc này nên nhiều sử sách không viết lại. Mình sẽ viết riêng về bài Lê Long Đĩnh cho các bạn hiểu.

Sau khi Khai Minh Vương Lê Long Đĩnh chết đi, Lý Công Uẩn được Đào Cam Lộc và Sư Vạn Hạnh (đường tên ông ở quận 10 toàn khách sạn với nhà nghỉ, ác thiệt) đưa lên làm vua. Vì ông là con rể của Lê Đại Hành mà tính tình của ông cũng hiền nên do đó chẳng ai tò mò, đường đường chính chính lên ngôi hoàng đế. Khi lên ngôi ông thấy rằng Hoa Lư quá nhỏ bé, đất thì thấp mà còn hay bị lũ lụt nên đã ra chiếu dời đô (theo mình nghĩ thì ông sợ họ hàng nhà Lê ám sát nên việc di dời đô khá nhanh). Lý Công Uẩn bàn với các quan rồi khởi hành vào tháng 7 năm 1010. Khi thuyền đậu dưới thành Đại La thì suốt hiện một con rồng vàng bay lên, dự điềm lành cho dân tộc, vua quyết định đóng đô tại đây và đặt tên là Thăng Long. Nhà vua bắt đầu cho quy hoạch lại, các phố cùng với các cửa hàng mọc lên như nấm :

"Đây, chỗ này xây cho ta kem Tràng Tiền nhá, mua xong phóng qua bên Hồ Gươm ngồi ăn luôn, chỗ này xây Vincom Bà Triệu này, 36 phố phường này, trong thành Thăng Long các chú xây cho anh cái chuông lớn để trước sân Rồng. "

Mọi việc được tính toán và xây dưng lại rất chi tiết và quy củ, Lý Thái Tổ tiếp tục trọng dụng những người tài giỏi vị quan cũ của triều Tiền Lê. Ngoài ra, ông còn là một ông vua rất gần gũi dân chúng, chuyện gì cũng nghĩ cho dân và vì dân. Thời kỳ này người dân ấm no, hạnh phúc, hưởng thái bình toàn quốc (thiết nghĩ thời gian này chắc Việt Nam mình lấy GPD cả nước là chỉ số hạnh phúc).

Mùa Xuân năm 1028, khi ấy Lý Công Uẩn qua đời sau một thời gian chống chọi với bệnh tật. Sau gần 20 cầm quyền, nhà vua đã thay đổi rất nhiều thứ cho dân, chinh phạt các nơi nổi dậy, chỉnh đốn lại bộ máy nhà nước. Trước khi chết ông còn dặn với mọi người :

"Khi ta mất không được xây lăng to đẹp gì cả, chỉ cần đắp đất lên là được rồi, cứ ai thương nhớ thì đắp lên cao, càng cao càng quý. Khi mộ cao, cỏ sẽ mọc nhiều thì trâu bò sẽ có thức ăn, có sức cày cho người nông dân"

Đến lúc mất ông còn nghĩ tới dân, hết lòng vì nhân dân thành thử mà hỏi "Ông có phải là một vua vị tốt nhất và giỏi nhất Việt Nam không ?"


Tham Khảo : 

https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD_Th%C3%A1i_T%E1%BB%95
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10204279137452470&set=a.10203971025789871.1073741881.1649487872&type=3&theater
Lịch sử Việt Nam, từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XX : giáo sư Lê Thành Khôi




Thursday, April 27, 2017

Ngô Dynasty

The Ngô Dynasty (939-967) was a dynasty in Vietnam ( then know as Tĩnh Hải Quân-The Military region of Tranquil Sea). Ngô Dynasty opened the beginning of Vietnamese national autonomy. Around the year 930, Northern Vietnam was military occupied by Southern Han and was treated as an autonomous province and vassal state of China. Every year, Jiedushi of Tĩnh Hải Quân had to pay tribute to China for exchange Peace. Beginning of the 10th century, China was domestically plagued and weakened by internal civil war during known as the Five Dynasties and Ten Kingdoms period. In the Duong dynasty, the border troops have the right to recruit soldiers to expand their country, so Duong Dynasty could not control that reason why they got civil war. The emperor of China was preoccupied with these civil struggles and lost their grip on Tĩnh Hải Quân preiodically. Tĩnh Hải Quân took advantage of this opportunity and initiated a full blown military campaign for independence, under the rule of Lord Protector Dương Đìng Nghệ

Dương Đình Nghệ (? - 938) was the self-appointed Jiedushi around 930. He was a skillful, lenient. He cornered the Southern Han garrison inside Dai La and defeated their force, afterwards establishing himself as Jiedushi. Dương Đình Nghệ was assassinated eventually by his general Kieu Cong Tien whom then moved up to the post of administrator(stupid guy). In this time, the map was not changed.










Ngô Quyền from internet
Ngô Quyền (897-944) was Dương Đình Nghệ's most general and son-in-law. Around 20 years old, he served under Dương Đình Nghệ's command and married one of his daughters. after he saw his father-in-law killed, Ngô Quyền was very anrgy and he sought revenge. He launched an attack and defeated Kiều Công Tiễn in 938. The latter, before his death in battle with Ngô Quyền, he send an emissary to Southern Han court to seek for military re-enforcement. The same year, Ngô Quyền's forces defeated the rebel Kiều Công Tiễn and cut Kiều Công Tiễn, hang his head on the gate. After that, Ngô Quyền foresaw the Southern Han intention. He quickly mobilized the armed forces and made war preparations well in advance. To defeat the Southern Han army, Ngô Quyền cleverly planted the pile spikes underneath the Bạch Đằng River and timed the attack of the Southern Han navy. At first, Ngô Quyền sent troops to lure enemy. After  the Vietnamese held the enemy in check for hours, the tides receded and the and the spikes impaled the Chinese armada. The Vietnamese forces followed this impalement with ferocious fire attacks, which annihilated hundreds of  giant warships. The Southern Han navy and the Prince of Southern Han were killed in the battle. Ngô Quyền was declared King and was officially recognized by Southern Han in 939. An Nam (Future VietNam) gained full independence and governmental autonomy ever since.


Dương Tam Kha reign : 944-950:

Dương Tam Kha was one of Dương Đình Nghệ's sons, brother of Ngô Quyền's wife, Before his death, Ngô Vương had Dương Tam Kha become regent for his son, Ngô Xương Ngập. However, Ngô Vương's wish was not fulfilled. Dương Tam Kha forced his nephew-in-law to abdicate and installed himself as King, He took Ngô Xương Ngập's younger brother, Ngô Xương Văn as his adopted son. Ngô Xương Ngập fled to Trà Hương village and was hidden by a leader of area named Phạm Lệnh Công is a title for a man who is leader of his kin and also of a large around his fee. In 950, Dương Tam Kha forced Ngô Xương Văn to quell the rebellion in Thái Bình province, but he turn edhis to dethrone Dương Tam Kha. After he took throne back, he did not kill Dương Tam Kha, but degraded him to "Envoy of Chương Dương".






Family Tree of Ngô Dynasty
Hậu Ngô Vương:

Ngô Xương Văn deposed Dương Tam Kha in 950 and styled himself "Nam Tấn Vương". He then searched out his brother Ngô Xương Ngập in order to share the throne with him. After arriving at the capital, Ngô Xương Ngập styled himself "Thiên Sách Vương"

Thiên Sách Vương: 

Ngô Xương Ngập soon abused his rights as the oldest son and began to rule Tĩnh Hải Quân as dictator, "Thiên Sách Vương". The country was ripe for open rivalries between different lords who fought each other to become the next successor.

After Ngô Xương Ngập's death in 965, his son Ngô Xương Xí succeeded him. However, he met a biggest problems which recognized by the open revelry between the 12 lords who fought one another as they vied for control of the country. It was best time to thrown into a chaotic period call the "Thập Nhị Sứ Quân Rebellion"

"The Anarchy of the 12 warlords (966-968)"


The 12 warlords were :


  • Ngô Xương Xí (the nominal emperor whose reign and rule were contested)
  • Đỗ Cảnh Thạc
  • Trẫm Lãm
  • Kiều Công Hãn
  • Nguyễn Khoan
  • Ngô Nhật Khánh
  • Lý Khê
  • Nguyễn Thủ Tiệp
  • Lý Đường
  • Nguyễn Siêu
  • Kiểu Thuận
  • Phạm Bạch Hồ




Source :

Việt Nam Sử Lược, by Trần Trọng Kim
http://www.worldlibrary.org

Thursday, April 20, 2017

Thăng Long Citadel



This clip is about Thăng Long Citadel. This place used to live belong only for King and family. Now, you just seen a few with 36 streets, Hoan Kiem lake but it's still classic around Hà Nội's city.

Please fun with this




Source : https://www.youtube.com/watch?v=A60MkLqtPz0

Tuesday, April 18, 2017

Ned Kelly

Today, I am going to write history of Australia which is the country I have been lived nearly three years. The Australian hero I will write about is Ned Kelly. The first time I come to Australia, I was trying to discover many things about Australia and I was so surprised about the criminal history of Australia. It's very incredible. I am sorry if my English is poor, I will try to explain it through the following photos and describe it as best as I can

Before we start talking about Kelly's story, I will write about Australia. Australia has been a British colony. In 1770, captain James Cook came to Australia and declared Australia would belong to British. It's just beginning. In 26 Jan 1788, The first fleet of 11 ships carrying 1,500 people haft of them prisoners arrived Sydney Harbor. Until the last convoy ended in 1868, 160,000 male and female prisoners arrived in Australia (The Kelly's story begun) . It meant that Australia was a place which kept mainly criminals and the poor.


Young Kelly
Now, Edward "Ned" Kelly was born in 1855 and died 1880. he is an Australian bush-ranger of Irish descent. He is a folk hero because he challenged and despised the colonial government. His father was dead in jail. When Ned Kelly was a boy, he always met problems with police like stole a pig from Chinese. Kelly's first document brush with the law was on 15 October 1869 at the age 14 (so young, right ?). However, Ned was real troubles with police began when his mother, Ellen Kelly, was arrested for aiding and abetting in the attempted murder of Constable Arthur Fitzpatrick on the 15th of April. Kelly shoot to Fitzpatrick's left hand and Fitzpatrick was promising to make no report against his assailants. Nevertheless, on regaining safety he is not longer considered the promise which he had made to the Ned Kelly and he reported the affair to his superior officer. Fitzpatrick liar a lot things, he make the story more complicated and Every sin for Ned Kelly and his family. In 1878, Judge Redmond Barry sentences Ellen Kelly, to three years hard labour for assaulting a police officer, even though the officer's testimony was dubious. In this time, he had planned to save his mom but he did not do that and he just send message to government of the day :

"to give those people who are suffering innocence, justice and liberty, if not I will be compelled to show some colonial stratagems which will open the eyes of not only the Victoria Police inhabitants but also the whole British Army...." (Amazing guy).


Ned Kelly

In October 1878, the police were determined to hunt down the Kelly. They found out that Ned Kelly Gang were in the Wombat Ranges, at the head of the King River. There are five police were secretly dispatched to catch Kelly.

Sergeant Kennedy from the Mansfield set off to search for the Kelly, accompanied by Constables, Lonigan and Scanlon. All were in civilian dress. Early the next day, Kennedy and Scanlon went down to the creek to explore, leaving Blantyre to attended to camp duty. He fired two shots out of his fowling piece at a pair of parrots. However, Ned Kelly was heard these shots. About 5 pm, McIntyre was at the fire making tea, when they were suddenly surprised by the Kelly Gang with the cry "Raise your hand, bro". However, other guy is Lonigan went for cover behind a tree and, at the same time, put his hand on his revolver. Kelly shot him in the temple. He fell to the ground and said "Oh Christ, I am shot". He died a few seconds later. Kelly remarked "what a pity; what made the fool run ?" After that, Kelly interrogated McIntyre where the other two were and told McIntyre "I will kill you if you liar to me, bro". McIntyre revealed their whereabouts and pleaded for their lives. It was short talk between Kelly and McIntyre about why Kelly become like this. About Kelly's mom and Fitzpatrick. Suddenly, Kelly heard the approach of Kennedy and Scanlan, and the four gang members concealed themselves. They forced McIntyre to sit on a log and Kelly said : "Minh, I have a rifle for you if you give any stupid alarm, bro". When Kenedy and Scanlan role into the camp, Suddenly, Kelly shot Kenedy after called out "Put up your hand". Kenedy then realised the hopelessness of his position, jumped off his horse and begged for his life "it's all right, stop it, stop it" Scanlan jumped down and tried to make for a tree, but before he could usling his refle, he was shot and killed.


Increase in reward money and the Felons' Apprehension Act

After two hours McIntypre reported the murder of the troopers. On 31 October 1878, the Victorian Parliament passed the Felons' apprehension Act, and called Ned Kelly and his brother Dan to surrender or be declared outlaws under the Act's draconian provisions, which authorized any citizen to shoot a declared outlaw on sight. Moreover, The government also committed a major outlay in public funds to the Kelly hunt and, after the Jerilderie raid in Feb 1879, combined with New South Waves to increase the reward for the gang's capture to 8000 dollars.




Bank robberies

After the murders at Stringybark, the gang then committed two major armed robberies, at Euroa, Victoria and Jeriderie, New South Waves. Their involved the taking of hostages and robbing the bank safes.






The gang and police exchange gunfire.
After more bank robberies, the Kelly Gang had their "last stand" in the small town of Glenrowan, Victoria in 1880, where they took 60 hostages in a hotel. they determined to fight it out with police when they came. Kelly planned to derail the expected train carrying the police, however, this was prevented by a school teacher, let out of the hotel, who flagged the train to halt. The troopers attacked the Gang in the hotel by Superintendent Hare and assisted by local Constable Bracken. The townsfolk were allowed to leave the hotel when where was a lull in the fighting.


Knowing that the Felons Apprehension Act meant they could be shot, the Kelly Gang all wore suits of steer Armour, made during the previous year. Despite this, Ned Kelly was shot in the arm and thumb, and retreated to the bush, from where he hoped to attack police from behind. Furthermore, Joe Byrne was shot in the groin and died. Dan Kelly and Steve Hart were shot dead, and the hotel was burned to the ground by police. Ned Kelly, in his Armour(Iron Man), approached the police from the rear and began shooting. After half hour, he was shot in both unprotected legs. A wounded Ned was arrested and charged with the murder of a policeman. Ned was tried and convicted of the murder of Constable Lonigan at Stringybank Creek.



Melbourne gaol.

In jail, Kelly wrote a long letter to the authorities demonstrating the discrimination against poor Irish settlers. Despite public protests, the judgement of Redmond Barry prevailed. Kelly spoke the immortal last words "such a life" and was hanged on 11th Nov 1880 at Melbourne Gaol.


Ned Kelly's final defiant stand against the Felons Apprehension Act and his pleas for justice to end discrimination against poor Irish settlers did end up opening the eyes of people. Ned in his armour cam to symbolize a fight by a flawed hero. This captured the imagination of writers, authors and general public alike.









Source :
 https://en.wikipedia.org/wiki/Ned_Kelly
http://www.australia.gov.au/about-australia/australian-story/ned-kelly
Ned Kelly last stand from Paul Terry.
Ned Kelly the story of Australian most notorious Legend  from Peter Fitzsimons