Bản đồ thời Lý Thánh Tông |
Trẫm ở trong cung ăn mặc như thế, sưởi than ấm mà còn lạnh như thế này, huống chi những kẻ ở trong tù, đã bị trói buộc, quần áo thì không đủ, nên mỗi khi bị cơn gió lạnh khắc nghiệp thì chưa xử đã chết người vô tội thì sao ?.
Ngươi mong truyền lệnh trẫm cấp mềm, chiếu trong kho cho các tù nhân. Cung cấp cho người tù hai bữa ăn đầy đủ mỗi ngày. Lý Thánh Tông nói tiếp.
Đó là những việc làm những năm đầu tiên vua lên ngôi, cũng giống như ông nội và cha mình, Thánh Tông rất ưu chuộng phật giáo.Vua cho xây cất rất nhiều chùa chiền, đút chuông đồng lớn. Vua tiếp tục cho xây Văn Miếu, đắp thờ Khổng Tử, Chu Công. Ngoài ra Thánh Tông còn chủ trương giảm án, vua sai đốt các công cụ tra tấn. Có một hôm vua ra ngự xem xét xử án, vua chỉ cô công chúa đứng bên cạnh và nói các quan :
Lòng trẫm yêu dân cũng như yêu con trẫm vậy, hiềm vì trăm họ ngu dại, làm càn làm tội, trẫm lấy làm thương lắm. Từ rày về sau tội gì cũng giảm bớt đi, ai bị phạt roi thì cho lấy tiền chuộc lại.
Nhìn vào ai cũng thấy sự dân chủ rất rõ ràng trong thời Lý Thánh Tông về luật phát. Sau khi ổn định tình hình trong nước, vua mới bắt đầu thực hiện mở rộng đất nước về Phía Nam, nơi mà cha ông từng đã đánh. vua chia quân lại, chia thành những đội riêng, quân đội thời này của vua nhà Tống phải học theo vì quá chuẩn. Tiếc cái giờ không còn thông tin nhiều về mô hình quân đội này.
Vào một buổi chiều sau khi chầu xong vào năm 1068, vua đang thẩn thơ lượn xung quanh vườn hoa của mình. Thánh Tông đang suy nghĩ làm sao để cho nước thái bình hơn, người dân tin tưởng hơn thì bất chợt có thái giám chạy vào bẩm báo :
Muôn tâu bệ hạ, Chiêm Thành lại quấy nhiễu nước ta, mặc cho chúng ta nhiều lần cảnh báo. Rồi từ ngày đó giờ không cống nạp cho ta.
Vua nhăn mặt lại, rồi nói :
Lại nữa sao ? được lắm. lần này ta sẽ thân chinh trừng phạt, ngươi truyền xuống cho Lý Thường Kiệt chuẩn bị sửa soạn lại chiến thuyền, đầu năm sau thuận gió bắc sẽ xuất quân.
Tháng 2 năm 1069, vua giao quyền cho ỷ phi Nguyên Lan và thái sư Lý Đạo Thành trông coi việc trong nước, thân dẫn đại binh tiến về phía nam, 7 ngày sau đã sát biên giới. Tổng cộng 10 ngày tới hải phận của Chiêm Thành. Quân Chiêm Thành tuy yếu nhưng được địa hình rất hiểm trở, thủ dễ công khó. Sau vài trận đánh nhỏ ở trên biển, hạ được vài thành nhưng mãi không thể bắt được vua. Cảm giác mệt mỏi, thương binh lính nên vua quyết định đi về.
Trên đường về lòng buồn mê man vì không thể thắng toàn diện. Ngày xưa nếu không bắt được vua nước người khác thì sẽ coi như là không thắng. Đang suy nghĩ mông lung thì nghe dân đồn là có bà Quan Âm, vua thắc mắc hồi lâu mới biết là vợ mình đang cai trị đất nước rất tốt nên dân chúng tôn là bà Quan Âm. Nghe xong vua lại truyền xuống ba quân :
Nguyên Phi là đàn bà còn làm được như thế, ta là đấng nam nhi lại chẳng được việc gì hay sao ? Hỡi ba quân quay lại đánh khi nào bắt được vua Chế Củ thì về.
Quân sĩ như tăng sĩ diện theo vua, nguyện hợp lòng đánh giặc. Sau khi quay lại đánh một mạnh tới Phan Thiết, Phan Rang ngày nay lùa cho vua Chiêm sát tới biên giới Chân Lạp. Tháng 4 năm 1069, Lý Thường Kiệt bắt được vua Chế Củ và toàn bộ hoàng gia đem về Thăng Long, chính thức chấm dứt và chiến thắng vẻ vang đã đến với Vua tôi nhà Lý.
Cuối cùng cũng hạ được giặc rồi, cùng nhau vào dự tiệc ở cung điện vua nước Chiêm nào. Tối nay ta sẽ múa khiên và đánh cầu cho các ngươi xem - Thánh Tông nói.
Quân tướng sĩ ai cũng vui vẻ, cười nói sau lời nói của vua. Tháng 5 năm 1069, vua truyền cho quân rút về sau chiến thắng, mang theo vô số chiến lợi phẩm tháng 7 thì đến nơi. Dân chúng trong nước ai cũng vui khi biết tin chiến thắng của quân Đại Việt. Sau khi về tới thành Thăng Long, Thánh Tông lệnh xét xử vua chăm là Chế Củ. Chế Củ sợ chết liền nói :
Xin dâng 3 châu Bố Chính, Mai Linh và Đại Lý cho vua. Xin bệ hạ tha mạng.
Nghe thấy cũng êm tại, hợp tình hợp lý nên vua Lý Thánh Tông chấp nhận và tha mạng cho vua Chế Củ. Thắng lợi trước nhà Chiêm làm cho các nước lân bang kiêng dè, đặc biệt là nhà Tống, nước mà hay xúi giục người Chiêm chống phá nước ta. Nhờ công sức của Lý Thánh Tông, nước Đại Việt được mở rộng thêm 3 vùng tên sau này là Quảng Bình, Quảng Trị và Huế.
Đó chính là dấu ấn cuối cùng của vua Thánh Tông để lại. Năm 1072, vua đã yếu do làm việc rất nhiều nên sức khỏe của vua cũng đã giảm nhiều hơn xưa. Biết mình sắp không qua khỏi liền truyền các bá quan văn võ vào chầu rồi nói :
Ta cảm giác rất mệt mỏi rồi, có lẽ nay mai sẽ bước theo các bậc tiền nhân để được phụng sự cho các ngài ấy. Vì vậy, khi ta mất hãy cho con trai ta là Càn Đức lên nối ngôi. Còn các ngươi hãy ra chăm sóc thái tử để sau này còn trị vì cho đất nước, mang ấm no đến cho muôn dân. Ta sắp mất nhưng trong lòng còn rất nhiều điều chưa làm được nên sau này các ngươi phải ráng giữ vững những điều ta đã làm. Dốc sức mà phò tá thái tử nhỏ tuổi.
Nói xong vua cho tất cả mọi người lui ra. Đầu tháng 2 năm 1072, Lý Thánh Tông băng hà tại điện Hội Tiên sau 17 năm trị vì. Vua nhắm mắt lại nhưng trên gương mặt còn rất nhiều lo lắng cho muôn dân. Vì ông biết rằng nhà Tống sẽ không để yên cho Đại Việt.........
No comments:
Post a Comment