Monday, May 22, 2017

Nỗi oan ức của vị vua cuối cùng nhà Tiền Lê


Lê Long Đĩnh - Source : Internet
Lê Long Đĩnh sinh năm 986 mất năm 1009, là vị vua cuối cùng thời Tiền Lê. Ông là con trai thứ 5 trong 11 người con trai của Lê Hoàn. Trong sử sách, đặc biệt là Đại Việt Sử Ký Long Đĩnh thường được viết với vô số tất xấu của một kẻ dâm đãng, độc ác, giết anh để đoạt ngôi vua. Hồi còn nhỏ mình có được đọc những sách được coi là chính thống về những việc ông đã làm như là : bắt tù binh leo cây rồi sai chặt cây(rớt như Cô Tấm), đặt mía lên đầu nhà sư để róc mía ăn, rồi giả bộ lỡ tay khiến dao phật vào đầu nhà sư chảy máu. Có lần vua đi chơi trên sông, liền trói tù binh vào mạn thuyền cho bơi qua bơi lại làm mồi cho thuồng luồng. Tàn ác hơn, ông sai tên hề lấy dao cùn chém vào người tù nhân để chết trong đau đớn. Ngoài ra, vua còn hoang dâm vô độ, ngồi không nổi nữa chỉ có nằm nên mới có tên là Ngọa Triều.





Khi đọc về ông này, chỉ muốn vả cho trăm phát tát, sút thêm vài ngàn phát đá, không có tí nào là người cả mà chỉ còn phần gọi là "Con" thôi, y như Trụ Vương thứ 2. Mãi đến sau này được đọc "Phật giáo sử lược (in 1943)" thì mới được biết rằng ông chính là người mang 2 bộ sách "Cửu Kinh" và "Đại Tang Kinh", Các bạn có biết bộ sách này là do Đường Tam Tạng đi Tây Thiên thỉnh kinh đấy, vượt các ngàn gian lao, nguy hiểm mới có thể tới được, sau đó còn phải dịch thuật 1000 năm (thời này làm gì có photocopy, chép lại sml luôn). Bộ sách này không chỉ là tổng vựng các kinh sách Phật giáo mà còn chứa các lĩnh vực triết học, lịch sử, văn học, thiên văn các kiểu. Một ông vua sai em mình đi qua nhà Tống để xin sách và đem di sản về cho đất nước thế liệu phải là một ông vua tàn ác và lấy mía để trên đầu nhà sư để róc ?. Thậm chí rất nhiều người được biết là Sư Vạn Hạnh, người có tiếng nói lớn để giúp Lý Thái Tổ lên ngôi, phải nói tầng lớp tăng quan này rất có tiếng nói trong thời kỳ này, sao mà có chuyện róc mía trên đầu nhà sư được.

Về chuyện Lê Long Đĩnh lên ngôi cũng vậy, "Sử thần Ngô Sĩ Liên nói : Sách Dã sử chép rằng : Đại Hàng băng hà, Trung Tông vâng di chiếu nối ngôi. Long Đĩnh làm loạn, Trung Tông vì anh em cùng cha khác mẹ không nỡ giết, tha cho. Sau Long Đĩnh sai bọn trộm cướp trèo tường vào cung giết Trung Tông ". thứ nhất dã sử là thế nào ? nghĩa là có thể tin được nếu có căn cứ và phải một chút logic. Thứ 2, sai bọn trộm cướp vào giết vua, không có tí chứng cứ nào để nói lên điều này cả, chỉ là một lời đồn không hề có cơ sở. Tất cả chỉ là nghi án không có thật.

Còn một tình tiết hay hơn là : "khi vua Trung Tông chết, ai cũng chạy hết chỉ có Lý Công Uẩn ôm thây vua mà khóc. Long Đĩnh cho là trung nghĩa nên tiếp tục làm quan cho vua" Nếu tàn ác mà gặp trường hợp này thì giết hết không tha chứ. Đã là kẻ giết vua, giết anh là bất trung bất nghĩa rồi sao lại trọng dụng được người trung nghĩa như Lý Công Uẩn. Chỉ tội nghiệp cho giới trẻ sau này học một cách không chính xác mà còn phải học thuộc lòng như mình ngày xưa.

Điều tiếp theo và là điều quan trọng nhất, ai cũng biết thời kỳ này đúng kiểu tự cung tự cấp, làm gì có kinh tế quy mô, quy hoạch, mở ngoại thương này nọ. Nhưng chính vua Long Đĩnh là người đã xin đặt người coi việc tại chợ trao đổi hàng hóa ở Ung Châu. Việc này giống như việc nước ta được đặt văn phòng đại diện thương mại ở nước ngoài bây giờ.  Phải là một người tầm cỡ "tư duy kinh tế" đi trước thời đại mới biết làm điều này. Cái "Tư duy kinh tế" tầm cỡ này phải đến mấy trăm năm sau mới được biết ở Phương Tây. Liệu ông có phải là một hôn quân ???.


Cuối cùng, ông đã ra trận 6 lần trong 4 năm cầm quyền, lần cuối cùng là 2 tháng trước khi ông mất. Cầm quân đánh giặc liên miên như thế phải là người cực kỳ khỏe mạnh, chơi thể thao, luyện tập khí công mới có sức như thế. Ngoài ra, ông còn xây dựng cầu đường, đào kênh, những con sông lớn ở Thanh Hóa ông đều cho đóng thuyền cho dân chúng đi lại dễ dàng. Những điều như thế ông rất đáng tội nghiệp, đã bị mất ngôi còn bị xuyên tạc các kiểu. Bức hình của ông Quang muốn post lên vì rất nhiều nơi tôn thờ ông, mà được dân tôn thờ thì chắc chắn sẽ không bao giờ sai. Xin tha thứ cho tiểu nhân đã hiểu lầm Ngài trong nhiều năm liền.


Tham Khảo :

https://www.facebook.com/tiger.king?ref=br_rs
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Long_%C4%90%C4%A9nh
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
Phật Giáo Sử Lược

Friday, May 19, 2017

Lý Thái Tổ



Sau 3 triều đại trước đó, triều đại nào cũng tồn tại rất ngắn do người thành lập triều đại là người giỏi khi đến đời con thì bị người khác cướp ngôi, không thì bị ám sát chết không kịp để truyền đạt ngôi vua, hoặc là khi cha chết các con chia bè kết đảng thi nhau tranh giành quyền lực trò chơi ngôi vương này chưa bao giờ kết thúc. Mở đầu cho sự tồn tại lâu dài của một triều đại, sự thành lập nhà nước một cách quy củ, bền vững, tạo nền móng cho các triều đại sau này chính là nhà Lý, người đầu tiên lên ngôi và tạo ra những sự thay da đổi thịt Việt Nam trên chính là Lý Công Uẩn. 

Lý Công Uẩn sinh năm 974 mất năm 1028, ông là người đầu tiên lập ra triều Lý, quê châu Cổ Pháp, mẹ ông họ Phạm, đi chơi chùa Tiêu Sơn(Hà Bắc) cùng người thần giao hợp có chửa (nghe dân gian đồn) sinh ra ông. Sau đó ông được bỏ lại tại chùa Cổ Pháp với lá thư nhét dưới xin được nhờ vả vào chùa, nhưng không ai biết rằng cậu bé bị bỏ rơi đó sau này sẽ thành một người vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam.

Chùa Tiêu Sơn
Trụ Trì lúc này tên là Lý Khánh Văn, ông là cha nuôi của Lý Công Uẩn cũng là người dạy dỗ Lý Công Uẩn khi tấm thân còn bé, cậu bé này từ nhỏ đã rất thông minh, đẹp trai nhưng mà rất quậy phá, đã thế còn trùm bùng học. Tuyên truyền kể rằng : có một lần Trụ trì Lý Khánh Văn sai cậu đem oản lên cúng cho hộ pháp, nhưng cậu lại ăn luôn oản không cúng (lầy). Cậu liền bị Trụ Trì la mắng cho 1 trận, bị một trận chửi ức chế, cậu phi lên chùa đánh hộ pháp và viết 4 chữ "đày ba ngàn dặm". Đêm ấy hộ pháp báo mộng về cho Trụ chì rằng "Hoàng đế đày tôi đi xa, xin có lời chào ông". Sáng hôm sau, Lý Khánh Văn đi ra coi thì có 4 chữ đó thật, xóa mãi mà không được, chỉ có Công Uẩn xóa nhẹ thì liền biến mất. Chán quá, ông liền đem cu cậu Uẩn sang bên chùa Tiêu Sơn của Trụ trì Sư Vạn Hạnh trông giúp. Người mà sau này đã giúp đỡ cậu bé thành một vị vua mở ra triều đại nhà Lý.

Biết Lý Công Uẩn là một tài năng thật sự, một người tài cho đất nước nên Sư Vạn Hạnh đã hết lòng dạy dỗ, lo toan mọi thứ cho cậu bé này. Khi trưởng thành, ông đã ra làm quan cho nhà Tiền Lê và được nắm chức Điện Tiền chỉ huy sứ, một chức vụ chỉ có con ông cháu cha mới được nắm.

Năm 1005, sau một cuộc đảo chính thành công vua Lê Trung Việt bị giết, ai cũng chạy hết chỉ có Công Uẩn ngồi đó ôm xác vua mà khóc, Long Đĩnh thấy cảm động liền không giết còn khen là trung nghĩa nên tiếp tục cho ông làm Tả quân điền tiền chỉ huy sứ.

Năm 1009, sau 4 năm cầm quyền thì Lê Long Đĩnh bị ốm nặng, Lý Công Uẩn vì câm phẫn tội ác của Long Đĩnh đã giết vua cũ của mình nên đã sau người đầu độc rồi giấu kín việc này nên nhiều sử sách không viết lại. Mình sẽ viết riêng về bài Lê Long Đĩnh cho các bạn hiểu.

Sau khi Khai Minh Vương Lê Long Đĩnh chết đi, Lý Công Uẩn được Đào Cam Lộc và Sư Vạn Hạnh (đường tên ông ở quận 10 toàn khách sạn với nhà nghỉ, ác thiệt) đưa lên làm vua. Vì ông là con rể của Lê Đại Hành mà tính tình của ông cũng hiền nên do đó chẳng ai tò mò, đường đường chính chính lên ngôi hoàng đế. Khi lên ngôi ông thấy rằng Hoa Lư quá nhỏ bé, đất thì thấp mà còn hay bị lũ lụt nên đã ra chiếu dời đô (theo mình nghĩ thì ông sợ họ hàng nhà Lê ám sát nên việc di dời đô khá nhanh). Lý Công Uẩn bàn với các quan rồi khởi hành vào tháng 7 năm 1010. Khi thuyền đậu dưới thành Đại La thì suốt hiện một con rồng vàng bay lên, dự điềm lành cho dân tộc, vua quyết định đóng đô tại đây và đặt tên là Thăng Long. Nhà vua bắt đầu cho quy hoạch lại, các phố cùng với các cửa hàng mọc lên như nấm :

"Đây, chỗ này xây cho ta kem Tràng Tiền nhá, mua xong phóng qua bên Hồ Gươm ngồi ăn luôn, chỗ này xây Vincom Bà Triệu này, 36 phố phường này, trong thành Thăng Long các chú xây cho anh cái chuông lớn để trước sân Rồng. "

Mọi việc được tính toán và xây dưng lại rất chi tiết và quy củ, Lý Thái Tổ tiếp tục trọng dụng những người tài giỏi vị quan cũ của triều Tiền Lê. Ngoài ra, ông còn là một ông vua rất gần gũi dân chúng, chuyện gì cũng nghĩ cho dân và vì dân. Thời kỳ này người dân ấm no, hạnh phúc, hưởng thái bình toàn quốc (thiết nghĩ thời gian này chắc Việt Nam mình lấy GPD cả nước là chỉ số hạnh phúc).

Mùa Xuân năm 1028, khi ấy Lý Công Uẩn qua đời sau một thời gian chống chọi với bệnh tật. Sau gần 20 cầm quyền, nhà vua đã thay đổi rất nhiều thứ cho dân, chinh phạt các nơi nổi dậy, chỉnh đốn lại bộ máy nhà nước. Trước khi chết ông còn dặn với mọi người :

"Khi ta mất không được xây lăng to đẹp gì cả, chỉ cần đắp đất lên là được rồi, cứ ai thương nhớ thì đắp lên cao, càng cao càng quý. Khi mộ cao, cỏ sẽ mọc nhiều thì trâu bò sẽ có thức ăn, có sức cày cho người nông dân"

Đến lúc mất ông còn nghĩ tới dân, hết lòng vì nhân dân thành thử mà hỏi "Ông có phải là một vua vị tốt nhất và giỏi nhất Việt Nam không ?"


Tham Khảo : 

https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BD_Th%C3%A1i_T%E1%BB%95
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10204279137452470&set=a.10203971025789871.1073741881.1649487872&type=3&theater
Lịch sử Việt Nam, từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XX : giáo sư Lê Thành Khôi