Thursday, July 20, 2017

Lý Thái Tông phần 2


Khi lên ngai vàng dẹp được loạn tam vương, chàng thái tử trẻ của chúng ta chính thức là thành vị vua tiếp theo của nhà Lý, niên hiệu của ngài là Lý Thái Tông, đó là ngày 1 tháng 4 năm 1028. Sau khi lên ngôi 2 em trai của ông là Dực Thánh Vương và Đông Chinh Vương đã xin về nhận tội với anh trai, như các bạn đã biết ông là người rất hiền lành, ông xóa tội cho em trai để nhằm không còn xảy ra chinh biến nữa, thậm chí còn phục hồi chức cũ cho cả 2 người.

Ta phải lập lệ mới được - Lý Thái Tông nói :

Hằng năm các quan phải đến đến Đồng Cổ làm lễ đọc lời thề, như vậy sẽ không còn ai có ý định tạo phản làm cho dân khổ, nước nhà yếu. Các quan nào trốn không đến phải phạt 50 trượng. 

Thế là tất cả bá quan văn võ, ai cũng thề vào hằng năm ở đó. lời thề như sau :

Làm con phải có hiếu, làm tôi phải trung, ai bất hiếu bất trung, xin quỷ thần làm tội. 

Nhờ vậy đã tạo ra một nền tảng chắc cho nhà Lý sau này, mọi quan, binh lính đều trung thành với nhà nước, giúp dân tộc thêm đoàn kết, thời kỳ này rất tin vào mê tín nên những lời thề đó là một kế sách rất hay và phù hợp của Lý Thái Tông giúp không có tạo phản trong nội bộ.

Lên ngôi công việc của Lý Thái Tông chủ yếu cũng là đánh dẹp các thành phần nổi loạn của các dân tộc thiểu số, ông vẫn tiếp tục phát huy sở trường chiến đấu. Suốt 27 năm ở ngôi, vua vẫn sẵn sàng thân chinh ra nhiều mặt trận. Các bạn nên biết điều này, thời bấy giờ hoàng đế không đặt quan tiết trấn, những việc đó thường giao tù trưởng quản lý. Vì thế những người ấy quyền rất to, dân chúng chỉ nghe theo những tù trưởng đó nên xảy ra sự phản nghịch cho nên Lý Thái Tông phải rất vất vả đi đánh.

Ví dụ điển hình là tháng 2 năm 1039 lúc đó vua ở ngôi đã được hơn 10 năm. Có một tù trưởng họ Nùng là Nùng Tồn Phúc làm phản ở Quảng Nguyên (Lạng Sơn), tự xưng là "Chiêu Thanh Hoàng đế "đem quân đi đánh phá khắp nơi, chém giết dân thường, ngoài ra ông này có được nhà Tống phong làm Nam Bình Vương (nhà Tống thật sự rất thích thọc gậy bánh xe). Khi nghe tin đó Lý Thái Tông rất tức giận, thà xưng vương ở im một chỗ là được rồi, đằng này còn đánh phá làm nhân dân lầm than nên vua đánh một trận không thể nào hay hơn được nữa, bắt sống được cha con họ Nùng đem về kinh đô chém đầu. Điều này cho thấy vua rất ghét làm hại đến dân lành, hại đến dân thì vua sẽ không bao giờ tha thứ. Nhưng chính điểu đó lại tại hại sau này cho vua, tiếp tục đến đời con cháu của họ Nùng tiếp tục chống phá đòi ly khai.


Bẩm bệ hạ, Nùng Trí Cao là con trai của Nùng Tồn Phúc đã chiếm châu Thảng Do lập ra nước Đại Lịch. Một quan báo cáo

Vậy lòng dân ở Thảng Do đối với việc này ra sao ? Lý Thái Tông hỏi

Dạ bẩm, Nùng Trí Cao là người biết cách gần gũi với dân chúng vì vậy một bộ phận dân chúng cũng theo về và nể phục hắn lắm ạ. Vị quan nói tiếp 

Người Thảng Do thì mới hiểu người Thảng Do mà Nùng Chí Cao này lại là người có dũng, có chí thì đương nhiên là biết cách thu phục vỗ vễ người dân xứ ấy,vì vậy việc dẹp loạn của triều đình sẽ gặp nhiều khó khăn, thưa bệ hạ. Vị quan khác nói thêm.

Lý Thái Tông cười và đáp : Chuyện này ta đã có dự định từ trước nên việc dẹp loạn Nùng Trí Cao không phải là vấn đề quá lớn. Tuy nhiên, cái khó của triều đình ta bây giờ là làm sao để trị được Nùng Trí Cao mà phải làm long dân Thảng Do được hết lòng quy thuận về triều Lý. Cách đây 3 năm ta đã nóng vội giết Nùng Tồn Phúc, lần này ta sẽ đối đãi Nùng Trí Cao mềm dẻo, lấy nhu thắng cương, mang nhân nghĩa và tấm lòng rộng mở ra để thu phục hắn về với triều đình. 

Năm 1041, vua sai người bắt Nùng Trí Cao về kinh đô, chỉ thời gian ngắn đã bắt được họ Nùng mang về kinh đô.

Vua nhà Lý đâu, có giỏi xuống đây đường đường chính chính giao đấy với ta, phân tài cao thấp. Nùng Trí Cao hét lớn 

Lý Thái Tông cười mỉm rồi suy nghĩ : "Nùng Trí Cao, ngươi có thể là loài hùm cọp nhưng chú cọp con này phải lớn khôn hơi chút nữa mới làm việc lớn được, còn non và rất xanh"

Rồi bất ngờ hỏi : Nùng Trí Cao, ta hỏi ngươi, ngươi muốn nổi dậy là vì người nghĩ đến dân chúng Thảng Do hay chỉ vì tham vọng tầm thường của bản thân.

Tâm nguyện của ta chính là lập lên quốc gia của người Tày, Nùng trở thành vua một nước có thể khiến nhân dân một cuộc sống ấm no, thái bình. Nùng Trí Cao đáp.

Ha,Ha, Ha, Thảng Do chỉ là vùng đất nhỏ, dù có ly khai khỏi Đại Việt thì cũng phải đổ máu xương của nhân dân Thảng Do không ít. Ngươi nghĩ đó là điểu tốt đẹp ngươi mang lại cho dân chúng sao ? Liệu đất nước ngươi dựng lên cho tránh khỏi âm mưu thôn tính từ phương bắc ? Đến lúc đó đừng nói là Thảng Do mà dân chúng vô tội nơi nơi trên đất Đại Việt cũng lâm cảnh loạn lạc, ngươi nỡ vì tham vọng của mình mà làm cho dân chúng lầm than như vậy. Vua Lý Thái Tông cười lớn và nói. 

Lúc này Nùng Trí Cao đã đuối lý không nói lại được vua liền lắp bắp không dám nhìn thẳng vào mắt nhà vua, bớt hẳn sự hung hăng ban đầu.

Ta biết ngươi có chí hướng của bậc anh hùng nên rất mong ngươi có thể sức mình đóng góp cho hoà bình yên ổn của đất nước, nếu ngươi thuận về triều đình, ta sẽ lại cho ngươi giữ châu Quảng Nguyên, phụ thêm đông Lôi Hoàng, Bình, An và châu Tư Lan. Từ đây ngươi có thể cai quản một vùng đất rộng lớn, vì nghĩa lớn góp sức mình giúp ích đất nước. Để không chỉ dân chúng Thảng Do mà cả dân chúng Đại Việt có được thái bình, ngươi có thể gánh vác được chăng ? Lý Thái Tông tiếp tục nói.

Lúc này biết khoảng cách giữa mình và vua Thái Tông là rất xa, mình như chỉ là ếch ngồi đáy giếng nên Trí Cao hạ giọng và nói :

 Đội ơn bệ hạ, vậy hãy coi Trí Cao trước đây ngu muội chống lại triều đình từ nay Nùng Trí Cao dốc sức cho triều đình. 

Đây là cách thu phục nhân tâm của vua Thái Tông, vua luôn lấy sự nhân nghĩa để cai trị, mặc dù sau này Nùng Trí Cao vẫn tiếp tục làm phản để vua tiếp tục phải đi đánh dẹp thêm lần nữa. Chắc chắn mọi người sẽ thắc mắc tại sao vua Thái Tông lại liên tục tha tội cho Nùng Trí Cao mà không giết đi. Xin thưa nếu giết lại tiếp tục con cháu họ Nùng sẽ trả thù đến khi nào mới ổn, vả lại rất khó để người Kinh lên quản lý khu biên giới vì đầy những người dân tộc, họ sẽ không chấp nhận cho người Kinh lên quản lý vì không đủ uy tín.

Ngoài ra, nhà vua còn đi đánh dẹp nhiều nơi khác như :  thu phục Ai Lao, Chiêm Thành, vụ tạo phản của Nguyễn Khánh.. Còn về kinh tế thì ông yêu cầu dân chúng xài hàng nội địa, hạn chế xài hàng tàu (Việt Nam mình tiếp tục xài hàng ngoại cho tới bây giờ). Còn về luật, vua cho ra một bộ luật hình thư, đây là bộ luật đầu tiên của dân tộc Việt Nam mình, tiếc là bộ luật này đã bị mất khi giặc Minh sang xâm chiếm vào năm 1401. Việc ban bộ luật hình thư này vì trước kia kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ luật phát câu nệ luật văn, thậm chí xử oan uổng nhiều nước. Vì vậy, vua Thái Tông thương xót nên ra bộ luật này nhằm xét xử được công bằng hơn, tiếc cái mình không được đọc bộ luật đó.

Mình xin viết thêm về chùa một cột huyền thoại nổi tiếng của nước ta còn sót lại. Đó chính là chùa một cột, một cách xây dựng độc đáo và đầy huyền bí của nước ta thời đó. Tuy chỉ là phiên bản được tu sửa lại nhưng đã cho thấy cách xây dưng khéo léo của dân tộc ta.

----------

Tháng 7 năm 1054, lúc này Thái Tông đã 54 tuổi rồi, thời điểm đó ai sống được tuổi này coi như 80 tuổi thời bây giờ. Biết mình đã quá mệt mỏi, cơ thể gần như đã suy yếu để cho bệnh tật tấn công vua liền sai :

Hoàng Thái Tử Lý Nhật Tôn từ nay sẽ thay ta coi chầu nghe chính sử, Thái tử sẽ được tự quyết dần với những việc lớn nhỏ. Hãy nhớ sau thái tử vẫn là trẫm, vì vậy nhớ không ai được xàm bậy.

Sau bao nhiêu năm chinh chiến giờ đến lúc vua được nghỉ ngơi, nhớ lại những kỷ niệm, những chiến tích mình từng làm. Cuộc đời rất ngắn vua đã làm không nghỉ ngơi, ra trận đánh giặc, cầm quân, xây dựng, củng cố quyền lực.

Cuối tháng 9 đầu tháng 10 năm 1054, thời tiết bắt đầu se se lạnh, mọi người đều mua quần áo, chăn bông để chuẩn bị đón mùa rét tới, nhưng trong hoàng cung thì vô cùng lạnh giá bởi một vị vua đã sắp phải ra đi, đó chị là Lý Thái Tông. Ngài đã cố gắng chống chọi với bệnh tật nhưng không được nữa rồi. Vua phải ra đi để lại cho con trai mình một đất nước gần như đã yên ổn mọi thứ.

Tạm biệt mọi người, ráng sống tốt nha. Phải luôn ghi nhớ mọi thứ phải bắt đầu từ dân, có lòng dân chúng ta sẽ không bao giờ sợ bị xâm lược. 

Những lời nói cuối cùng của một vị vua, một vị tướng chưa bao giờ biết thua cuộc trong mọi cuộc chiến. Một người đức độ, rộng lượng đã mất đi, tất cả chỉ còn lại ký ức cho nhân dân Đại Cồ Việt lúc đó.......