Monday, April 23, 2018

Lý Nhân Tông

Mùa xuân 1063, vua Lý Thánh Tông lúc này đã 40 tuổi rồi mà chưa có con trai nối dõi gì cả. Vua rất lo lắng nên liên tục đi cầu tự ở các chùa để xin con trai. Mỗi khi vua đi đến đâu thì dân chúng đều bu lại xem mặt vị vua tài ba của mình. Như thường lệ vua vẫn kéo màn ra chào hỏi dân chúng thì tình cờ, ở đằng xa xa có một cô gái hái dâu cứ đứng tựa trong bụi cỏ lan. Vua thấy lạ liền nói :

- Ngươi kêu nữ nhi đứng ở bụi cỏ lan lại đây cho ta, ta cần hỏi chuyện. 

Sau khi thái giám đã dắt cô nữ nhi đó đến vua liền hỏi :

- Sao ta đi đến mà ngươi lại không nghênh giá ta, phải chăng ta chưa làm tốt điều gì ?

Nữ nhi ngẩng mặt lên liền trả lời lại :


- Thiếp là con nhà nghèo hèn, phải làm lụng vất vả, phụng dưỡng cha mẹ, đâu dám mong đi xem rước mà nhìn mặt rồng.

Nghe xong vua liền cảm mến, cười mỉm và cho nàng nữ nhi đó về cung và phong làm Ỷ Lan phu nhân. Vua cũng không ngờ rằng sự lựa chọn của ông là chính xác nhất, cưới được một người vợ giỏi giang và điều đặc biệt là :

Năm 1066, vua Thánh Tông đang đọc sách và duyệt tấu chương của các quan thì bất thình linh một thái giám chạy vào rồi báo lớn :

 -Thưa Bẩm Hoàng Thượng, có đại hỉ rồi. 

Vua cũng giật mình rồi nhìn lại thái giám rồi hỏi lại :


-Có đại hỉ ư ? Người nói từ từ cho trẫm nghe rõ.

- Dạ thưa bẩm Lan phu nhân, Lan phu nhân đã hạ sinh quý tử rồi ạ. 

Nghe đến câu quý tử , vua quá sung sướng liền dẹp hết, chạy một mạch đến chỗ vợ mình để xem mặt con trai mình, điều mà mong muốn bao lâu nay của vua.



-Hoàng Thượng vạn tuế. - Người hầu quỳ lạy.

Vua xua tay rồi nói : - Mau Mau hãy ẵm tiểu hoàng tử đến đây cho trẫm. Vua bế rồi nhìn rồi la lớn lên :

- Tiểu Hoàng Tử của ta, Tiểu Hoàng tử của ta. haha. 

Vua quay lại nhìn vợ mình rồi hôn nhẹ lên má nói :

-Cảm ơn nàng, thật vất vả cho nàng.


Sáng này hôm sau, khi chầu vua liền nói :


-Chư vị ái khanh, hôm nay trẫm cho mời các khanh tới đây để báo tin mừng và cũng là thông báo với văn võ bá quan cùng bá tánh, nay trẫm đã có con nối dòng và lập tiểu hoàng tử Càn Đức làm hoàng thái tử.

Tất cả bá quan ai cũng vui mừng, tất cả đều quỳ xuống và chúc mừng hoàng thượng.

------------------------------------------------------------------------------

Lý Càn Đức sinh ngày 25 tháng 1 năm 1066, ông sinh ra xương trán thì nổi lên như là mắt trời, dáng mặt ấy là của bậc Thiên Tử, tay thì buông dài quá đầu gối. Điều này không sai, sau này chú bé này làm được bao nhiêu sự nghiệp lớn mà không ai có thể ngờ được.

Mùa xuân năm 1072, thái tử mới chỉ 7 tuổi đang đứng trước linh cữu của cha mình để được truyền nối ngôi của cha lấy hiệu là Lý Nhân Tông. Mặc dù còn rất ít tuổi còn nhờ tới sự giúp đỡ của mẹ là Thái Phi Ỷ Lan nhưng vua tỏ ra một người thông minh, nhanh chóng quán xuyến mọi việc của triều đình. Cộng với vua được nhiều người phò tá như là : Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thành nên mọi việc đều khá ổn định. Tuy nhiên có một vài việc bất cập khi mới lên ngôi của vua :

Số là thời xưa của Đại Việt ta khi vua còn nhỏ thì thái hậu sẽ được buông mành nhiếp chính. Chỉ thái hậu được quyền buông chính nhưng Dương Thái Hậu lại không phải là mẹ ruột của hoàng đế Nhân Tông nên Linh Nhân Thái Phi Ỷ Lan căm tức. Tiếp theo là về vai trò của 2 vị quan lớn nhất thời đó là  Lý Đạo Thành và Lý Thường Kiệt. Lý Đạo Thành xưa là tể tướng dưới thời Lý Thánh Tông nhưng lại phò Dương Hoàng Hậu còn Lý Thường Kiệt lại phò thái phi Ỷ Lan.Thế là cuộc đấu đá ấy đến hồi kết, chiến thắng thuộc về phe của thái phi Ỷ Lan và Lý Thường Kiệt. Các bạn thấy từ xưa đã tranh giành quyền lực thế nào rồi thì bây giờ chắc còn hơi thế.

Trở lại với vị vua trẻ tuổi. việc đầu tiên vua làm là về học hành. Năm 1075, vua mở khoa thi tam trường để chọn người tài giỏi vào làm quan. Cũng cùng năm đó đã xảy ra một chuyện rất lớn là nhà Tống đang lâm le đánh ta khi biết vua nước ta nhỏ tuổi.

- Nhà Tống liên tục quấy nhiễu vùng biên ải, phải chăng chúng đang đem quân sang xâm lược nước ta. - Thái Hậu Ỷ Lan hỏi

Lý Thường Kiệt liền đáp : -  Dạ bẩm, âm mưu xâm lược nhà Tống đã có từ lâu, nay tiên đế mới mất, ấu chúa mới lên ngôi, ắt chúng thấy đây là cơ hội tốt để kéo quân sang ta. 

Một thoáng giật mình, thái hậu tiếp tục hỏi : Vậy nếu chúng mang quân sang, liệu quân ta có chống lại được không ? 

- Bẩm Thái Hậu , lực lượng binh lính của ta tất không thể sánh được với quân đội nhà Tống. Nhưng việc binh không nói trước được điều gì. Cốt yếu là dùng mưu trí để ít thắng nhiều. Nếu triều đình ta ra lệnh sức củng cố đoàn kết dân tộc thì ắt sẽ chống lại. - Lý Thường Kiệt đáp.

Rồi tất cả im lặng không ai nói gì hơn. Thái hậu cho Thường Kiệt lui vào.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

-Ta muốn gặp khanh Lý Thường Kiệt - Vua Nhân Tông nói.

Lý Thường Kiệt vâng lệnh rồi cả 2 ra ngoài hoa viên đánh cờ. Một cậu bé 10 tuổi thì sao có thể đánh lại một vị tướng tài giỏi như Lý Thường Kiệt. Bất chợt vua nói :

- Khanh có cách đánh thật lạ, lúc mạnh lúc cẩn trọng, chứa nhiều cạm bẫy ta không thể nào theo kịp.

Lý Thường Kiệt mỉm cười rồi đáp :


- Đánh cờ giống như một cuộc chiến không đẫm máu vậy. Nếu địch mạnh thì ta phải phòng thủ, bảo vệ không thể địch chiếm lợi thế. Còn nếu địch yếu thì ta phải đánh không cho địch có khả năng phòng thủ. 

Vua im lặng, thoáng nhìn qua Lý Thường Kiệt đang xếp bàn cờ. Biết vua đang nhìn mình, liền đi một nước rồi nói :

- Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước, chặn thế mạnh của giặc.

Vua cười mỉm rồi cũng bắt đầu tập trung vào ván cờ tiếp theo.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tháng 10 năm 1075, những đợt rét đã kéo về nhưng không làm cho lòng của muôn dân lạnh vì người dân ở đây biết tin rằng Thái úy Lý Thường Kiệt sẽ tiến đánh Trung Hoa, sự kiện chưa bao giờ có trước đây.

-Bẩm thái úy, tù trưởng Vi Thủ An đã hạ được trại Cổ Vạn. - một người lính nói.

- Tốt lắm, các quân phía Tây hãy đánh các trại ở xung quanh đó. - Lý Thường Kiệt ra lệnh.

Nhưng kế hoạch đó không thành công vì vua Tống thấy rằng đó chỉ là tấn công của các tù trưởng nên nghĩ rằng đó là đánh phá chơi của các tộc trưởng. Nhưng tất cả đều nằm trong dự đoán của Thái úy.

- Thưa bẩm, quân trong thành vẫn án binh bất động. - Người đưa tin nói.

Lý Thường Kiệt cười và đáp lại :

- Đúng như ý ta.

Kế hoạch của thái úy là đánh những vùng râu ria, nơi che chắn cho thành. Đợi dọn dẹp xung quanh những con ruồi nhỏ thì sẽ đả con hổ to tướng là thành Ung Châu. Mặc khác các số quân đánh các trại chỉ là quân của các tù trưởng, quân chính quy của triều đình vẫn chưa ra trận.


Tháng 11, năm 1075, khi quân Tống thấy sự nguy hiểm ở phía Tây nên đã tập trung lực lượng lại, lơ là phía Đông nơi quân chính quy dưới sự lãnh đạo của Thái úy Lý Thường Kiệt. Ngày 20 tháng 11 1075, quân Đại Việt tràn vào thành Khâm Châu. Lúc này tướng giữ Khâm Châu là Trần Vĩnh Thái đang nhậu nên bị đánh không kịp làm gì. Tiếp tục 3 ngày xong, chiếm luôn Liêm Châu. Vậy quân Đại Việt chiếm hai châu quan trọng của Tống là Khâm, Liêm mà chẳng thiệt hại gì nhiều.

Các bạn biết tại sao mà quân Tống không thể kịp làm gì không ? Vì tất cả do thông tin chậm. Trong khi nhà Tống mất Khâm Châu và Liêm Châu thì vua Tống chỉ nhận tin quân Đại Việt hội quân gần biên giới. Cứ thế nhờ sự chậm trễ này nên quân ta có thêm phần lợi thế.

Tiếp tục là thành Ung Châu, theo như kế hoạch ban đầu của Lý Thường Kiệt là phải hạ hết thành nơi trụ sở, bàn đạp của nhà Tống chuẩn bị đánh Đại Việt. Trời lúc này rất lạnh, tuyết rơi trắng xóa vào đầu năm 1076. Lý Thường Kiệt khoác áo dày bên ngoài, thở ra sương trắng và thầm nói :

-Lạnh thật, càng lúc càng lạnh. Nhưng đã tới đây rồi phải hoàn thành nhiệm vụ, nếu không ta sẽ quyết không bỏ về.


Khi đánh tới ải Côn Lôn thì gặp Trương Thủ Tiết, tướng này mới được vua Tống cho đến để tăng cường cho thành Ung Châu, nơi đang bị quân Đại Việt tấn công. Trương Thủ Tiết và Lý Thường Kiệt đấu với nhau hơn trăm hiệp thì bị Lý Đại Gia chém cắt đôi người. Viện binh tan rã một cách nhanh chóng.

-Tiếp tục di chuyển tới đánh Ung Châu - Lý Thường Kiệt ra lệnh.

Thành Ung Châu bấy giờ có tướng là Tô Giám, ông tướng này cũng rất giỏi, từng đánh nhau với Nùng Chí Cao.

Lý Thường Kiệt nói lớn :

- Lý Thường Kiệt ta đã đến còn không mau mở cổng thành tiếp đón ta. Nghe câu này Tô Giám giận tím mặt, chưa bao giờ bị xỉ nhục như thế, đã thế là một nước nhỏ dám coi thường một tướng của nước lớn, liền ra lệnh :

-Xa tiễn đâu, bắn chết tên đó cho ta. Chuẩn bị nghênh chiến địch. Ngoài ra, đem tiền bạc ra cho dân chúng trong thành, dùng lời hay ý đẹp khích lệ dân chúng trong thành để cố thủ đợi tiếp viện. Chém những đứa nào chạy trốn.

Thấy bên đó đã tiếp tục lỳ lợm. Lý Thường Kiệt liền hô to với ba quân :

-Chuẩn bị công thành ! một toàn lính đào hầm để đột nhập trong thành.

Kế hoạch của Lý Thường Kiệt bị bại lộ, Tô Giám đã phóng hỏa đốt miệng hầm làm quân Đại Việt thương vọng rất nhiều. Tức giận tướng Đại Việt ta liền điều máy bắn đá tới:

-Chuẩn bị hỏa công cho ta. Tập trung bắn tất cả vào thành.

Thấy thế bên nhà tướng Tống liền ra lệnh :

-Cho nỏ thần tý xuất trận!


Đây là loại nỏ có cung bằng thép, có thể bắn chết được voi. Hai bên liên tục ra những kế hoạch được thực thi. Ăn miếng trả miếng ngót nghét cũng hơn 40 ngày rồi.


-Đã hơn 1 tháng rồi mà không hạ được thành Ung Châu này. Chúng ta chuẩn bị rút quân !Rất may mắn đã có tù trưởng dưới trướng của Lý Đại Gia hiến kế dùng phép thổ công. Đắp đất thật cao để quân trèo vào thành. Ánh mắt như sáng lên và cười mỉm như tỉnh ngộ lại :

-Lời ngươi rất hợp lý với tình huống này.

Rồi ông tiếp tục ra lên hỏa công, bắn các loại chất gây cháy vào thành gây nhiều thương vong cho dân chúng. Thành Ung Châu bị cháy vì không đủ nước để dập lửa. Ngoài ra, do trong thành thiếu nước uống nên dân phải uống nước bẩn, vì vậy dịch bệnh bùng phát trong thành khiến trong thành còn chết nhiều hơn. Lý Thường Kiệt la lớn :

-Hay lắm, giờ hãy dùng thổ công. tập trung quân lấy đất xúc đất vào bao. Sau đó ép tất cả tù binh khiên bao cát để sát chân thành để tạo bực thềm.

 Thế là một đường dốc cao tới mặt thành. Quân Đại Việt theo đó mà tràn lên vào thành như tức nước vỡ bờ. Tuy nhiên, Tô Giám vẫn anh dũng lãnh đạo binh sĩ bị thương, gắng sức chiến đấu nhưng thấy không địch lên. Ông liền nói :

- Chúng ta sắp thua rồi. Nhưng ta sẽ không để rơi vào tay giặc được. 

Tô Giám lặng lẽ đi về dinh rồi giết hết 36 người nhà của mình, rồi thân mình thì thiêu mà chết. Nhờ sự liều mình của Tô Giám mà dân trong thành kiên quyết không đầu hàng và tiếp tục chiến đấu.

Khi Lý Thường Kiệt vào thành, thấy dân chúng trong thành chống đối, ông nổi giận lôi đình và nói lớn:

- ĐẠI KHAI SÁT GIỚI !

Gần 58.000 người bị giết sau 42 ngày cố thủ nhưng quân bên Đại Việt cũng thiệt hại hơn 15,000 người. Sau khi hạ được thành Ung Châu, Lý Thường Kiệt rao tin tiếp tục hành quân lên phía bắc đánh tiếp. Mấy tướng giữ ở Tân Châu nghe tin bỏ thành mà chạy. Tuy nhiên đó chỉ là kế của quân Đại Việt, vì nhìn thấy binh lính mệt mỏi sau khi công phá thành Ung Châu. Vì vậy Lý Thường Kiệt thu quân về Đại Việt và bắt thêm hàng vạn lính tù bình nhà Tống về.


Quân Đại Việt rút quân về để phòng thủ vì biết chắc thế nào nhà Tống cũng sẽ trả thủ. Nhưng Lý Thường Kiệt cũng không quên cho các thám tử Đại Việt cải trang thành nhà sư, nạn dân, lái buôn để hòng dò thám bên nhà Tống. Tiếp đến sẽ là Đại Chiến Như Nguyệt nơi mà Lý Thường Kiệt lại một lần sẽ chiến thắng.