Thursday, August 3, 2017

Lý Thánh Tông

Lý Thánh Tông
Mùa Xuân năm 1023, người dân Đại Việt lúc này đã đón lễ tiết thanh minh trong tháng 3. Thời tiết lúc này khá mát mẻ, mùa đông đã kết thúc chào đón một mùa xuân tràn đầy những hy vọng hơn. Ngày 30/3/1023, lúc này thái tử Phật Mã đang tập luyện võ công, múa đao sau những ngày ra trận thì bỗng có nữ hầu chạy lại báo tin :

Bẩm Thái tử, Phu nhân đang chuyển dạ, sắp sinh rồi ạ. 

Đang luyện tập nghe thế thì giật mình thái tử đáp :

Thật vậy sao ? Mau Mau dẫn ta đến Long Cung ngay.

Vừa mới đến nơi thì đã nghe tiếng khóc chào đời của con trai mình vọng từ trong phòng ra. Rồi bà đỡ đẻ la lớn :

Con trai là con trai thưa thái tử. 

Thái tử mỉm cười rồi chạy vào ôm đứa con trai mới ra đời của mình. rồi nhìn vợ mình là Mai Thị rồi nói :

Cảm ơn nàng, đã vất vả cho nàng rồi. Giờ ta sẽ đặt tên cho con.

Thấy vậy Mai Thị liền nói :

Không vất vả gì đâu thưa điện hạ, thần thiếp chỉ mong con trai mình sẽ khỏe mạnh và một chàng trai văn võ song toàn giúp đỡ cho phụ vương và thái tử, còn chuyện đặt tên... Khi xưa thiếp nằm mộng thấy mặt trăng rơi vào bụng ngay sau đó thì mang thai. Thiếp thấy cái tên Nhật Tôn rất hợp với con. 

Thái tử nhắm mắt lại suy nghĩ, lẩm bẩm rồi gật gù đáp :

Nhật Tôn, Nhật Tôn. Được, Được, Nhật Tôn, ta rất ưng cái tên này. Con chúng ta sẽ là Nhật Tôn. Sau này con sẽ như ánh mặt trời tỏa sáng khắp thiên hạ.....

Năm 1028, Lý Phật Mã lên ngôi vua. Lúc này con trai là Nhật Tôn cũng đã 5 tuổi, đang chạy lung tung chơi đùa trong cung. Khi thấy mẹ mình tới thăm liền chạy ù đến rồi nói :

Mẫu hậu, con nhớ mẫu hậu. Phụ hoàng đâu rồi mẫu hậu, phụ hoàng không nhớ con hả ? sao lại không tới thăm con. 

Mẫu hậu Mai Thị hừ một tiềng rồi nói :

Phụ hoàng cũng rất nhớ con chứ, nhưng phụ hoàng còn đang thiết triều cùng các quan đại thần. Ngày mai, mẫu hậu sẽ dẫn con tới gặp phụ hoàng. Có được không nè ? 

Cậu bé Nhật Tôn cười rồi ngoan ngoãn đáp lại :

Dạ vậng ạ. Sau này con lớn, con sẽ thay phụ hoàng đi đánh trận, con sẽ cùng phụ hoàng thiết triều.

Người mẹ nào nghe câu đó mà không hạnh phúc, Mai Thị cũng vậy, nàng ôm lấy con trai rồi nói :

Con ngoan lắm, muốn giúp phụ hoàng đánh trận thì con phải học võ, học bắn cung và cưỡi ngựa. Còn nếu muốn cùng phụ hoàng thiết triều, con phải chăm chỉ đọc sách và nghe thầy giảng bài. Con nhớ chưa ? 

Những lời dạy dỗ ấy đã làm cho cậu bé Nhật Tôn nhỏ bé đó có một suy nghĩ chín chắn hơn. Ngày đêm học võ nghệ, tinh thông kinh truyện, hiểu âm luật, lại càng giỏi về võ lược. Sau khi thấy con trai mình hội tụ đầy đủ những khả năng đó, vua cha rất vui mừng. Liền phong cho con trai mình thành thái tử, cho dời về Đông Cung để gần gũi dân chúng như vua ngày xưa. Sau một thời gian tu luyện, học các kí kịp võ công, trao dồi kiến thiết đầy đủ. Cuối cùng vua cha cũng cho chàng thái tử trẻ cơ hội.

Tháng 2 năm 1039, khi vua cha đi đánh Nùng Tồn Phúc, chàng thái tử được cử thành giám quốc (xử lý công việc cho vua), coi sóc kinh thành và triều chính. Nhờ làm tốt công việc nên vua cha tiếp tục cho thêm quyền xét xử các vụ kiện tụng trong nước. Vì đã làm quá tốt việc quản lý hành chính, nên vua cha đã đồng ý cho cậu thái tử trẻ này ra chiến trường để thử sức chinh chiến. Thái tử trẻ có 2 chiến thắng đầu tay cho mình ở Châu Văn (Lạng Sơn) và Châu Ái (Thanh Hóa) vào năm 1042 và 1043.
--------------

Thấp thoáng cũng thái tử cũng hơn 30 tuổi, văn võ song toàn, thương dân, xử lý tình huống rất được lòng vua cha. Năm 1054, lúc này vào tháng 7, thời tiết của Đại Việt rất nóng nực, những cơn gió lào thổi qua làm tăng độ nóng của đất nước hơn. Nằm trong hoàng cung, vua Lý Thái Tông nhìn ra ngoài, những cơn ho ngày càng nhiều. Vua rất buồn vì tình trạng sức khỏe của mình, vì vậy vua đã cho phép thái tử ra coi chầu chính sự.

Hụ, hụ, hụ - Tiếng ho của Lý Thái Tông ngày càng nhiều.

Hoàng hậu của trẫm nàng chớ phiền lòng. Nay các con của chúng ta đã lớn, đã biết được điều phải trái, cái đúng sai. Nàng là mẫn nghi thiên hạ hay giúp Nhật Tôn cai quản đất nước. 

Hoàng hậu khóc càng nhiều hơn, nức nở vừa khóc vừa nói :

Bệ hạ thiếp rất lo lắng cho sức khỏe của bệ hạ. Xin bệ hạ hãy ráng dưỡng bệnh.

Phàm là con người, ai cũng phải trải qua sinh, lão, bệnh, tử. Cũng như trời đất, có sinh, có diệt. Nay ta đã tuổi già sức yếu, không trách khỏi mệnh trời. Trẫm dù không lỡ xa nàng nhưng cũng đã đến lúc trẫm về nơi kiều tuyền hậu hạ các bậc tổ phụ..... Hoàng hậu, trẫm muốn gặp Khai Hoàng Vương Nhật Tôn. Lý Thái Tông nói.

Tầm 10 phút sau đã thấy bóng dáng người con trai của mình. Lý Nhật Tôn chạy rất nhanh đến chỗ cha nằm quỳ xuống và nói :

Nhi thần khấu kiến phụ hoàng và mẫu hậu. Đến lại gần vua cha rồi tiếp tục nói : Phụ hoàng cố gắng nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, mọi việc triều chính đã có nhi thần và các quan thu xếp rồi ạ. 

Vua cha nhìn đứa con trai bé bỏng ngày nào giờ đã là một người chững chạc rồi nói :

Con ta đã chững chạc rồi. Nhật Tôn nghe phụ hoàng nói đây : Việc thiết triều sớm ta giao cho con. Từ nay con hãy nghe quần thần tâu bày chính sự, rồi cùng các lão thần giải quyết. Nếu việc gì không cần thiết thì không cần phải bẩm báo ta.

Phụ hoàng hãy yên tâm, con sẽ không phụ lòng người đâu ạ. Nhật Tôn đáp :

Đó chính là những lỡi dặn dò trước, như là tấm di mệnh khẳng định chàng thái tử sẽ lên nắm quyền lực của vua cha. Tháng 10 năm 1054, mùa đông kéo tới, vua Lý Thái Tông đã băng hà, truyền lại cho con trai mình là Lý Nhật Tông lên ngôi vua.

---------------

Hoàng thượng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế. - Các bá quan văn võ tuyên hô.

Các khanh hãy bình thân. - Lý Nhật Tôn ra lệnh.

Thưa chư vị bá quan. phụ hoàng ta mệnh yểu đã sớm lìa bỏ quần thần cùng non sông đất nước. Nay ta thay phụ hoàng gánh vác việc giang sơn. Kính mong chư vị một lòng vì dân, vì nước. Quốc gia là của muôn dân chứ không phải là của riêng hoàng gia. Dân chúng có yên ổn an lạc, thì đấy nước mới trường cửu, thái bình.... Lý Nhật Tôn mộc mạc nói.

Bẩm hoàng thượng, chúng thần sẽ hết lòng vì việc công. Toàn thể bá quan nói.

Cảm ơn các khanh, nay trẫm lấy hiểu là Thánh Tông, đổi quốc hiệu là Đại Việt. Mong rằng vua tôi chúng ta sẽ xây dựng một quốc gia hùng mạnh. Có danh ngang với phương bắc. 

Dừng lại một chút, Lý Thánh Tông tiếp tục nói :

Những bộ hình hãy đốt bỏ những hình cũ, từ nay không dùng những hình phạt man rợ với phạm nhân nữa. 

Tuân lệnh. Bá quan ai cũng đồng ý điều này.

Đây tất cả chỉ là bước khởi đầu cho thấy vua là một người rất hiền lành, thương yêu dân như con. Chúng ta cùng đón tiếp phần 2 xem khi làm vua, ông đã thể hiện được những gì nha.