Thursday, July 20, 2017

Lý Thái Tông phần 2


Khi lên ngai vàng dẹp được loạn tam vương, chàng thái tử trẻ của chúng ta chính thức là thành vị vua tiếp theo của nhà Lý, niên hiệu của ngài là Lý Thái Tông, đó là ngày 1 tháng 4 năm 1028. Sau khi lên ngôi 2 em trai của ông là Dực Thánh Vương và Đông Chinh Vương đã xin về nhận tội với anh trai, như các bạn đã biết ông là người rất hiền lành, ông xóa tội cho em trai để nhằm không còn xảy ra chinh biến nữa, thậm chí còn phục hồi chức cũ cho cả 2 người.

Ta phải lập lệ mới được - Lý Thái Tông nói :

Hằng năm các quan phải đến đến Đồng Cổ làm lễ đọc lời thề, như vậy sẽ không còn ai có ý định tạo phản làm cho dân khổ, nước nhà yếu. Các quan nào trốn không đến phải phạt 50 trượng. 

Thế là tất cả bá quan văn võ, ai cũng thề vào hằng năm ở đó. lời thề như sau :

Làm con phải có hiếu, làm tôi phải trung, ai bất hiếu bất trung, xin quỷ thần làm tội. 

Nhờ vậy đã tạo ra một nền tảng chắc cho nhà Lý sau này, mọi quan, binh lính đều trung thành với nhà nước, giúp dân tộc thêm đoàn kết, thời kỳ này rất tin vào mê tín nên những lời thề đó là một kế sách rất hay và phù hợp của Lý Thái Tông giúp không có tạo phản trong nội bộ.

Lên ngôi công việc của Lý Thái Tông chủ yếu cũng là đánh dẹp các thành phần nổi loạn của các dân tộc thiểu số, ông vẫn tiếp tục phát huy sở trường chiến đấu. Suốt 27 năm ở ngôi, vua vẫn sẵn sàng thân chinh ra nhiều mặt trận. Các bạn nên biết điều này, thời bấy giờ hoàng đế không đặt quan tiết trấn, những việc đó thường giao tù trưởng quản lý. Vì thế những người ấy quyền rất to, dân chúng chỉ nghe theo những tù trưởng đó nên xảy ra sự phản nghịch cho nên Lý Thái Tông phải rất vất vả đi đánh.

Ví dụ điển hình là tháng 2 năm 1039 lúc đó vua ở ngôi đã được hơn 10 năm. Có một tù trưởng họ Nùng là Nùng Tồn Phúc làm phản ở Quảng Nguyên (Lạng Sơn), tự xưng là "Chiêu Thanh Hoàng đế "đem quân đi đánh phá khắp nơi, chém giết dân thường, ngoài ra ông này có được nhà Tống phong làm Nam Bình Vương (nhà Tống thật sự rất thích thọc gậy bánh xe). Khi nghe tin đó Lý Thái Tông rất tức giận, thà xưng vương ở im một chỗ là được rồi, đằng này còn đánh phá làm nhân dân lầm than nên vua đánh một trận không thể nào hay hơn được nữa, bắt sống được cha con họ Nùng đem về kinh đô chém đầu. Điều này cho thấy vua rất ghét làm hại đến dân lành, hại đến dân thì vua sẽ không bao giờ tha thứ. Nhưng chính điểu đó lại tại hại sau này cho vua, tiếp tục đến đời con cháu của họ Nùng tiếp tục chống phá đòi ly khai.


Bẩm bệ hạ, Nùng Trí Cao là con trai của Nùng Tồn Phúc đã chiếm châu Thảng Do lập ra nước Đại Lịch. Một quan báo cáo

Vậy lòng dân ở Thảng Do đối với việc này ra sao ? Lý Thái Tông hỏi

Dạ bẩm, Nùng Trí Cao là người biết cách gần gũi với dân chúng vì vậy một bộ phận dân chúng cũng theo về và nể phục hắn lắm ạ. Vị quan nói tiếp 

Người Thảng Do thì mới hiểu người Thảng Do mà Nùng Chí Cao này lại là người có dũng, có chí thì đương nhiên là biết cách thu phục vỗ vễ người dân xứ ấy,vì vậy việc dẹp loạn của triều đình sẽ gặp nhiều khó khăn, thưa bệ hạ. Vị quan khác nói thêm.

Lý Thái Tông cười và đáp : Chuyện này ta đã có dự định từ trước nên việc dẹp loạn Nùng Trí Cao không phải là vấn đề quá lớn. Tuy nhiên, cái khó của triều đình ta bây giờ là làm sao để trị được Nùng Trí Cao mà phải làm long dân Thảng Do được hết lòng quy thuận về triều Lý. Cách đây 3 năm ta đã nóng vội giết Nùng Tồn Phúc, lần này ta sẽ đối đãi Nùng Trí Cao mềm dẻo, lấy nhu thắng cương, mang nhân nghĩa và tấm lòng rộng mở ra để thu phục hắn về với triều đình. 

Năm 1041, vua sai người bắt Nùng Trí Cao về kinh đô, chỉ thời gian ngắn đã bắt được họ Nùng mang về kinh đô.

Vua nhà Lý đâu, có giỏi xuống đây đường đường chính chính giao đấy với ta, phân tài cao thấp. Nùng Trí Cao hét lớn 

Lý Thái Tông cười mỉm rồi suy nghĩ : "Nùng Trí Cao, ngươi có thể là loài hùm cọp nhưng chú cọp con này phải lớn khôn hơi chút nữa mới làm việc lớn được, còn non và rất xanh"

Rồi bất ngờ hỏi : Nùng Trí Cao, ta hỏi ngươi, ngươi muốn nổi dậy là vì người nghĩ đến dân chúng Thảng Do hay chỉ vì tham vọng tầm thường của bản thân.

Tâm nguyện của ta chính là lập lên quốc gia của người Tày, Nùng trở thành vua một nước có thể khiến nhân dân một cuộc sống ấm no, thái bình. Nùng Trí Cao đáp.

Ha,Ha, Ha, Thảng Do chỉ là vùng đất nhỏ, dù có ly khai khỏi Đại Việt thì cũng phải đổ máu xương của nhân dân Thảng Do không ít. Ngươi nghĩ đó là điểu tốt đẹp ngươi mang lại cho dân chúng sao ? Liệu đất nước ngươi dựng lên cho tránh khỏi âm mưu thôn tính từ phương bắc ? Đến lúc đó đừng nói là Thảng Do mà dân chúng vô tội nơi nơi trên đất Đại Việt cũng lâm cảnh loạn lạc, ngươi nỡ vì tham vọng của mình mà làm cho dân chúng lầm than như vậy. Vua Lý Thái Tông cười lớn và nói. 

Lúc này Nùng Trí Cao đã đuối lý không nói lại được vua liền lắp bắp không dám nhìn thẳng vào mắt nhà vua, bớt hẳn sự hung hăng ban đầu.

Ta biết ngươi có chí hướng của bậc anh hùng nên rất mong ngươi có thể sức mình đóng góp cho hoà bình yên ổn của đất nước, nếu ngươi thuận về triều đình, ta sẽ lại cho ngươi giữ châu Quảng Nguyên, phụ thêm đông Lôi Hoàng, Bình, An và châu Tư Lan. Từ đây ngươi có thể cai quản một vùng đất rộng lớn, vì nghĩa lớn góp sức mình giúp ích đất nước. Để không chỉ dân chúng Thảng Do mà cả dân chúng Đại Việt có được thái bình, ngươi có thể gánh vác được chăng ? Lý Thái Tông tiếp tục nói.

Lúc này biết khoảng cách giữa mình và vua Thái Tông là rất xa, mình như chỉ là ếch ngồi đáy giếng nên Trí Cao hạ giọng và nói :

 Đội ơn bệ hạ, vậy hãy coi Trí Cao trước đây ngu muội chống lại triều đình từ nay Nùng Trí Cao dốc sức cho triều đình. 

Đây là cách thu phục nhân tâm của vua Thái Tông, vua luôn lấy sự nhân nghĩa để cai trị, mặc dù sau này Nùng Trí Cao vẫn tiếp tục làm phản để vua tiếp tục phải đi đánh dẹp thêm lần nữa. Chắc chắn mọi người sẽ thắc mắc tại sao vua Thái Tông lại liên tục tha tội cho Nùng Trí Cao mà không giết đi. Xin thưa nếu giết lại tiếp tục con cháu họ Nùng sẽ trả thù đến khi nào mới ổn, vả lại rất khó để người Kinh lên quản lý khu biên giới vì đầy những người dân tộc, họ sẽ không chấp nhận cho người Kinh lên quản lý vì không đủ uy tín.

Ngoài ra, nhà vua còn đi đánh dẹp nhiều nơi khác như :  thu phục Ai Lao, Chiêm Thành, vụ tạo phản của Nguyễn Khánh.. Còn về kinh tế thì ông yêu cầu dân chúng xài hàng nội địa, hạn chế xài hàng tàu (Việt Nam mình tiếp tục xài hàng ngoại cho tới bây giờ). Còn về luật, vua cho ra một bộ luật hình thư, đây là bộ luật đầu tiên của dân tộc Việt Nam mình, tiếc là bộ luật này đã bị mất khi giặc Minh sang xâm chiếm vào năm 1401. Việc ban bộ luật hình thư này vì trước kia kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ luật phát câu nệ luật văn, thậm chí xử oan uổng nhiều nước. Vì vậy, vua Thái Tông thương xót nên ra bộ luật này nhằm xét xử được công bằng hơn, tiếc cái mình không được đọc bộ luật đó.

Mình xin viết thêm về chùa một cột huyền thoại nổi tiếng của nước ta còn sót lại. Đó chính là chùa một cột, một cách xây dựng độc đáo và đầy huyền bí của nước ta thời đó. Tuy chỉ là phiên bản được tu sửa lại nhưng đã cho thấy cách xây dưng khéo léo của dân tộc ta.

----------

Tháng 7 năm 1054, lúc này Thái Tông đã 54 tuổi rồi, thời điểm đó ai sống được tuổi này coi như 80 tuổi thời bây giờ. Biết mình đã quá mệt mỏi, cơ thể gần như đã suy yếu để cho bệnh tật tấn công vua liền sai :

Hoàng Thái Tử Lý Nhật Tôn từ nay sẽ thay ta coi chầu nghe chính sử, Thái tử sẽ được tự quyết dần với những việc lớn nhỏ. Hãy nhớ sau thái tử vẫn là trẫm, vì vậy nhớ không ai được xàm bậy.

Sau bao nhiêu năm chinh chiến giờ đến lúc vua được nghỉ ngơi, nhớ lại những kỷ niệm, những chiến tích mình từng làm. Cuộc đời rất ngắn vua đã làm không nghỉ ngơi, ra trận đánh giặc, cầm quân, xây dựng, củng cố quyền lực.

Cuối tháng 9 đầu tháng 10 năm 1054, thời tiết bắt đầu se se lạnh, mọi người đều mua quần áo, chăn bông để chuẩn bị đón mùa rét tới, nhưng trong hoàng cung thì vô cùng lạnh giá bởi một vị vua đã sắp phải ra đi, đó chị là Lý Thái Tông. Ngài đã cố gắng chống chọi với bệnh tật nhưng không được nữa rồi. Vua phải ra đi để lại cho con trai mình một đất nước gần như đã yên ổn mọi thứ.

Tạm biệt mọi người, ráng sống tốt nha. Phải luôn ghi nhớ mọi thứ phải bắt đầu từ dân, có lòng dân chúng ta sẽ không bao giờ sợ bị xâm lược. 

Những lời nói cuối cùng của một vị vua, một vị tướng chưa bao giờ biết thua cuộc trong mọi cuộc chiến. Một người đức độ, rộng lượng đã mất đi, tất cả chỉ còn lại ký ức cho nhân dân Đại Cồ Việt lúc đó.......


Wednesday, July 12, 2017

Lý Thái Tông Phần 1

Lý Thái Tông

Vào một mùa hè tháng 6, thời gian này Đại Việt rất nóng nực, mặc dù nhiều cây cối nhưng cũng không thoát được cái nóng gay gắt từ những ngọn gió Lào thổi sang. Bây giờ đã quá trưa rồi, Phất Ngân xinh đẹp đang nghỉ ngơi sau khi mới ăn trưa xong, bụng bầu to nhưng nàng vẫn ráng ăn và tự chăm sóc mình để chồng là Công Uẩn lo việc hỗ trợ cho vua cha. Chiều đến Lý Công Uẩn về, tay thì xoa bụng vợ hỏi thăm sức khỏe của hai mẹ con.

-Nàng có thấy mệt không ? Để ta kêu người vào mang thuốc bổ cho nàng, sáng giờ nàng ăn được gì nhiều chưa ?

Ngày nào cũng như ngày ấy, chàng trai trẻ đó là con rể của Vua Lê Hoàn anh minh, vừa là một vị quan chức quyền to nhưng hằng ngày vẫn yêu thương vợ mình. Cho đến....

Ngày 26 tháng 6 năm 1000, tối hôm đó trời tự nhiên đổi mưa rất to, một cơn mưa trái mùa xua đi những cái nóng của mùa hè.

-Đau quá, đau quá  - Phất Ngân la lớn tay thì cầm tay của bà đỡ đẻ.

Tiếng hét ấy làm Lý Công Uẩn lòng như lửa đốt, mặc dù có rất nhiều gia nhân đứng bên trong hỗ trợ cho phu nhân ngài nhưng lòng ông vẫn không yên tâm, liên tục đi lại, ngó nghiêng. Cuối cùng bà đỡ đẻ cũng la lên :

-Xong rồi, là con trai, chúc mừng Ngài !!!!

Lý Cổng Uẩn ôm lấy cậu con trai mình và bế lên cao và nói lớn rằng :

-Hay lắm con trai của ta, ta sẽ đặt tên con là Lý Phật Mã. 

Rồi xoay người con trai mình lại, ông thấy 7 nốt ruồi sau gáy của cậu bé ấy và bất giác ông thốt lên rằng :

-Chòm Sao Thất Tinh.

.....................

Cậu bé lớn lên dần theo thời gian, cậu được chứng kiến  nhiều sự kiện như là vua Lê đấu đá nhau, Lê Long Đĩnh thỉnh kinh Phật về Đại Việt. Ngoài thời gian học tập, cậu luôn bắt đám trẻ đi dàn hầu trước sau như nghi vệ các quan theo hầu thiên tử. Lý Thái Tổ thấy thế liền nói chọc rằng :

-Con là con nhà tướng cần học tập võ công, ôn luyện binh pháp, há gì mà phải cần để kẻ hầu, người rước, như vậy có được không ?

Biết cha chọc, cậu bé Phật Mã liền cười lộ ra chiếc răng sún và đáp lại lời cha :

-Nếu không được thì đáng lẽ ngôi vua phải thuộc về nhà Đinh chớ cớ gì rơi lại vào tay nhà Lê, tất cả là do mệnh trời thôi thưa cha.

Người cha giật mình trước lối đáp đầy thông minh và người cha này biết rằng, sau này mình mất đi, người con này sẽ giữ lại được tất cả và sẽ là người nối dòng dõi tốt nhất cho mình.

-Thùng Thùng Thùng - tiếng trống vang lên.

Tất cả bá quan văn võ đều quỳ xuống và nói :

-Hoàng Thượng vạn tuế, vạn vạn tuế. 

Cậu bé Phât Mã đứng sau tấm rèn nhìn ra, cậu cảm thấy rất hãnh diện và hạnh phúc khi cha cậu được lên ngôi vua, sự thay đổi quyền lực mà không phải tốn gươm, đao và máu của nhân dân, vì ai cũng biết rằng Lý Thái Tổ là một người rất tốt và giỏi việc cai trị, một tương lai sáng lạng đang đợi chờ trước mắt của người dân Đại Việt.

Sau khi chuyển về Thăng Long để sống, cha cậu đã gây dựng ý thức cho cậu bé ngay khi mới trưởng thành. Năm 1012, Phật Mã được cha lập làm Đông Cung Thái tử, lập phủ cho cậu ở ngoài nội cung để làm quen với các quan lại và dân chúng, tìm hiểu từ bé cách sống như thế nào để giúp cậu trở thành một ông vua vĩ đại sau này.

Không để cha thất vọng, cậu học ngày học đêm, làm đủ việc, tập võ công, khi tan sở thì đi dạo xung quanh các phố phường để thăm dân chúng. Năm 19 tuổi, Lý Phật Mã được cha cho đi đánh giặc ở Chiêm Thành, khi được cha cho phép, cậu liền lập tức triển khai quân.

-Xin phụ thân hãy yên tâm, trận này không thắng nguyện không về gặp phụ thân. Lý Phật Mã nói

Cậu bé nhỏ nhắn ngày nào giờ đã là nguyên soái, cậu sắp xếp hết trận địa, điều binh lính tới biên giới và chuẩn bị cho cuộc Nam tiến tiếp theo mở rộng Đại Việt sau này. Bên cạnh ông còn có thái bảo Đào Thạc Phụ, một trong những viên tướng được sự tin tưởng rất lớn của Lý Thái Tổ. Khi đi hành quân có gặp một con rồng vàng liền đưa tay hứng liền cho là niềm may mắn, binh lính khi nghe thế tin là điềm lành liền tiến quân mau hơn nữa.

-Giết, vây bắt chúng lại - Lý Phật Mã la lớn, tay cầm kiếm chỉ về phía trước.

-Thái tử anh minh, trận này gài chúng vào bẫy thật nhanh chóng - Một anh lính nói.

-Chưa bắt được tướng giặc, chưa gọi là thắng đâu, mau chặn đường lui của chúng, ai bắt được tướng Bố Linh, ta sẽ thưởng lớn. - Phật Mã nói.

Trận đấu tiếp tục cân não, Chiêm Thành do bị tấn công bất ngờ vì thuyền của Lý Phật Mã đi rất nhanh do thuận chiều gió mùa đông bắc, mặc khác, do lần đầu tiên được thể hiện với vua cha nên chàng trai tỏ rất sung mãn và nhiệt huyết. Khoảng nửa ngày sau....

-Thưa Thái tử, ta đã bắt được tướng giặc.  Đào Thạc Phụ tâu.

-Tốt lắm, lấy hết vũ khí và ngựa về, ai đầu hàng thì tha chết cho họ, ai không đầu hàng chém hết, nhớ không được giết bậy dân chúng Chiêm Thành. Còn Đào Thạc Phụ vào trại, ta có chuyện mới nói với ngươi - Phật mã ra lệnh.

-Ngươi nghĩ sao nếu ta chiếm đất này của Chiêm Thành, mở rộng bỡ cõi Đại Việt ? Phật Mã hỏi.

Đào Thạc Phụ liền nói :  

-Thưa thái tử, như vậy không được đâu, ta chỉ đến đây trừng phạt Chiêm Thành vì không cống nạp vả lại tình hình hiện giờ nước ta đang rất bất ổn, hết Đại Lý nổi loạn, rồi các dân tộc thiểu số, thật sự rất khó để quản lý.

Lý Phật Mã suy nghĩ một hồi lâu rồi đáp lại :

- Ý ngươi cũng đúng, ta rất mở rộng đất cho cha ta và dân tộc mình, sau này khi ổn định trong nước, ta sẽ quay lại chiếm lấy đất này, tạm thời cứ rút quân về, ta sẽ bẩm báo Phụ Hoàng việc này.

Chàng trai trẻ mới 20 đã có kế hoạch và ý đồ để tiến đánh lấy thêm đất, mở rộng cho đất nước người Việt, nhưng đáng tiếc do sau này khi lên ngôi vua, ngài lại không thể thực hiện được mà phải đợi đến con trai mình là Lý Thánh Tông thực hiện.

-------------------

-Thưa bẩm, Thái tử đã đánh thắng trận và đang chờ Hoàng Thượng bên ngoài - Người báo tin chạy vào bẩm báo

-Haha, đúng là không phụ lòng ta, chuẩn bị ra tiếp con trai yêu quý của ta nào. - Lý Thái Tổ nói.

Hai cha con gặp nhau và tâm sự đủ điều về việc chinh phạt vừa rồi, Lý Phật Mã có bẩm báo về việc mở rộng đất đai, nhưng cũng y như ý của Đào Thạc Phụ nói, chàng hoàng tử trẻ coi là đúng nên cũng không nói năng gì thêm nữa Chàng trai cùng cha vào bữa tiệc để ăn mừng chiến thắng đầu tay của mình, nhưng lòng chàng vẫn man mác, chàng muốn được nhiều hơn như vậy, một chiến thắng như vậy vẫn là chưa đủ.

Những năm sau đó, chàng tiếp tục được vua cha tin dùng đi đánh dẹp những nơi nổi loạn, như đi đánh Phong Châu (Phú Thọ) năm 1023. Đi đánh Diễn Châu (Nghệ An) năm 1028, những chiến thắng ấy như rọi con đường lên ngôi vua của chàng hoàng tử trẻ. Trong những năm chinh chiến ấy chàng hoàng tử đã có một cậu con trai tên là Lý Nhật Tông  người mà sau này sẽ thay mặt chàng lấy đất Quảng Bình xưa.

Trở lại với chàng Thái tử, chàng tiếp tục được cử đi đánh trận lên phía Bắc vào năm 1027, lần này là đánh vào châu Thát Nguyên (Lạng Sơn), lần này cũng chiến thắng như bao lần khác. Suốt đời thanh niên, thái tử được rèn luyện binh mã, đánh đâu thắng đó và đây chính là trận đánh cuối cùng khi chàng còn thụ phong là Thái Tử.

-----------------------------------------------------

Sau trận đánh ở Thát Nguyên, Phật Mã trở về trong hoàn cảnh cha mình đang bệnh nặng.

-Thái Tử đến -  Thái giám tâu

Phật Mã chạy đến ôm lấy cha, hỏi han về tình hình sức khỏe của phụ vương mình và bẩm báo về chuyến đi chinh phạt vừa rồi, mọi lần cha chàng đều cười và vỗ vai chàng, rồi cùng chàng gặp bá quan khoe chiến tích của con trai mình. Thấy cha bị vậy chàng rất lo lắng. tưởng chừng như những lần khác, cha ốm nhẹ sẽ khỏe lại nhưng không lần này cha chàng bị rất nặng, chàng cảm nhận được điều đó.

-Lần này cha thấy thực sự rất mệt, cả đời ta chăm lo cho dân chúng, không dám nghĩ lợi cho bản thân mình. Sau này nếu ta mất đi con có thể giúp ta tiếp tục bảo vệ giang sơn này được không ? Ta biết còn rất nhiều nơi nổi dây, nhưng ta tin con sẽ làm được phải không con trai của ta ? Lý Thái Tổ nói.

-Xin cha nghỉ ngơi, giữ gìn long thể, mọi việc con có thể lo liệu được. Dù có chuyện gì đi chăng nữa, con sẽ bảo vệ dân tộc mình bằng cả tính mạng mình. Phật Mã đáp.

Lý Thái Tổ cười nhẹ nhàng nhìn con trai rồi cho tất cả lui để ngài được nghỉ ngơi.

------------

Tháng 3 năm 1028, mùa xuân đang sắp hết, những cái lạnh rét đã suy giảm dần, chỉ còn cảm giác se se lạnh. Mọi người sau khi đón tết xong cũng bắt tay vào việc cày cấy, lúc này Thái Tô đã 54 tuổi, ngày càng bị đau yếu nhiều, do số lượng công việc nhiều, cộng với thời gian đi chinh chiến xa nhà, sức khoẻ suy giảm rất nhiều. Ngài gọi tất cả những người ngài tin tưởng vào giường bệnh rồi nói :

-Ta cảm giác rất mệt mỏi, có lẽ ta sẽ đi trước mọi người ở đây thôi. Khi ta mất không được xây lăng đẹp, chỉ cần đắp đất lên là được. Ai thương nhớ thì đắp lên cao, càng cao càng quý. Khi mộ cao, cỏ sẽ mọc nhiều thì trâu bò có thức ăn, có sức cày cho người nông dân. Lý Thái Tổ dặn dò.

Dừng một lúc, Ngài lại nói tiếp :

-Ta con cái thì rất nhiều, đứa con trai nào cũng giỏi, nhưng ta đã chọn từ rất lâu, Lý Phật Mã con trai ta sẽ là người nối ngôi ta. Lý Nhân Nghĩa và Lê Phụng Hiếu, ta tin tưởng hai ngươi nhất, hãy giúp con trai trẫm đươc vừng vàng.

Tất cả hơi thở cuối cùng Lý Thái Tổ đã dăn dò, Ngài buông xuôi và nhắm đôi mắt hao gầy của người lại. Ngài còn nhiều nổi lo nhưng sức khoẻ không cho phép, ngài về với lòng đất, bước theo các vị vua trước để lại cho đất nước một sự tiếc nuối.

---------


Ngày hôm sau, theo ý nguyện của Lý Thái Tổ, mọi người đều tôn vinh Lý Phật Mã lên ngôi thiên tử sau khi chôn cất cha tử tế. Tối đó,  rất nhiều bá quan văn võ chạy đến điện Đông Cung diện kiến Thái Tử. Lý Phật Mã khá bất ngờ nhưng vẫn thay đồ ra tiếp đón.


-Có chuyện gì mà đêm khuya các ngài đến đây để gặp ta vậy ?  Lý Phật Mã hỏi.

Bẩm thái tử, theo di chiếu của Tiên Hoàng, chúng thần đến đón thái tử vào cung để lên ngôi ạ. Một quan nói.

 -Sau các ngài lại gấp gáp như vậy ?.  Lý Phật Mã thắc mắc.

Đất nước không thể một ngày không có vua, Ngài mau lên ngôi để điều hành chính sự.  Vị quan đó nói tiếp.

-Được, sáng mai ta sẽ vào cung lập tức. Lý Phật Mã đáp.

Sáng hôm sau, trời tờ mờ sáng thì thái tử Lý Phật Mã đã vào cung cùng đoàn tùy tùng của mình. Vừa đến cửa Tường Phù vào đến điện Càn Nguyên, bất chợt một thái giám đã báo :

-Thưa Thái Tử, nơi đây có sự bất thường.

Thái Tử kéo màn của kiệu ngó xung quang một lát, một người chinh chiến đã nhiều năm chỉ cần tích tắc chưa đến 10 giây đã nhận ra điều đó, liền nói :

-Có động rồi, phen này không chừng loạn, Mau mau tiến vào điện càn nguyên, Sau khi đến ngươi truyền lệnh đóng tất cả cửa điện, bố trí phòng ngự để ta cùng các triều thần bàn bạc kế sách. 

Khi đến hoàng cung thì đã gặp các tướng tá bộ hạ của mình đợi ở đó sẵn. Thái tử rất tức giận về việc phản động của ba người em trai mình ngoài thành. Số là Lý Công Uẩn rất nhiều người con trai, người nào cũng tài vũ dũng, khi vua cha còn sống, các anh em đều được cho đi lập các chiến công.

Lý Phật Mã liền nói :

-Ta đối với anh em không phụ bạc chút nào. Nay tam vương làm việc bất nghĩa, quên đi di mệnh của tiên đế, muốn mưu chiếm ngôi báu, các khanh nghĩ thế nào ?

Lý Nhân Nghĩa liền nói :

-Huynh đệ với nhau, bên trong phải hiệp sức xây dựng vương triều, bên ngoài phải cùng nhau chống giặc, nay ba vương làm phản thì huynh đệ hay kẻ thù, xin điện hạ cho bọn thần đánh một trận quyết tử.

Thái Tử nhăn mặt lại rồi nói tiếp :

-Nhưng tiên đế mới mất chưa quàn, mà cốt nhục nhà họ Lý đã giết nhau giành ngôi báu. Chuyện này há chả phải cho muôn đời chê cười sao ? Dẫu gì ta cùng tam vương cũng là tình huynh đệ. Ta...Ta....Ta. 


Lý Nhân Nghĩa đáp :

-Thưa Điện Hạ, giữ đạo công thì phải dứt tình riêng. Đó là việc bất đắc dĩ phải làm hay là điện hạ tham công gần, đắm tình riêng chăng ? Điện hạ biết theo dấu cũ của Đường Thái , Chu Công thì đời sau ca tụng công đức còn chưa rỗi, còn rỗi đâu mà chê cười. 


Lê Phụng Hiểu nói tiếp lời của Lý Nhân Nghĩa :

-Tam Vương liên minh chống lại điện hạ, thực chất là họ lừa nhau mà thôi, ngôi vua chỉ có một, không lẽ tam vương định sẽ chia thiên hạ thành 3 phần sao ? Lúc đó cốt nhục sẽ tương tàn, trăm họ sẽ loạn lạc. 

Lý Nhân Nghĩa phụ thêm :

-Tiên đế cho rằng điện hạ là người hiền, đủ để được nối chí, tài đủ để làm nổi việc, nên đem thiên hạ phó thác cho điện hạ. Nay giặc đến vây bức của cung mà ẩn nhẫn như thế, thì đối với sự phó thác của tiên đế ra sao ? 

Thái tử nhắm mắt lại, chợt nhớ lại cảnh ngày xưa anh em bên nhau, cùng lớn lên dưới vòng tay của cha, cùng ăn học, cùng ngủ, cùng bày những trò chơi trong cung. Lòng ngày càng đau như cắt hơn khi biết họ đang phản bội mình vì ngôi vương, những tiếng cười thời thơ ấu ấy kéo về trong ký ức của Thái Tử. Phật Mã thở dài và nói :

-Nếu đã như vậy thì ta chỉ đành vào làm lễ thành phục trước linh cữu của tiên đế thôi, mọi việc làm thế nào do các tướng định liệu lấy. 

Các quan thấy thái tự nói thế liền lạy rồi nói :

- Chết vì vua gặp nạn là chức phận của bọn thần. Nay đã được chỗ đáng chết, còn từ chối gì nữa. 

Tất cả ai một lòng một dạ xông pha, ra lệnh cho các vệ sĩ trong cung mở cửa ra đánh. Lê Phụng Hiểu rất nhiều điều này, 3 vương tuy còn trẻ nhưng phải nói là rất giỏi việc binh, nay kết hợp lại thì quả là không sức mạnh nào chặn nổi. Phụng Hiểu rút kiếm và la lớn :

-Các người dòm ngó ngôi cao, không coi vua nối vào đâu, trên quên ơn Tiên đế, dưới trái nghĩa tôi con, vì thế thần là Phung Hiểu xin đem thanh gươm này để dâng.

Dứt lời thì Lê Phụng Hiểu phi ngựa đến gần tam vương đối mặt với Vũ Đức Vương, ông biết rằng quân số của lính triều đình rất ít số với quân của tam vương, nhưng một vị tướng từng giàu sinh ra tử thì đối với ông chỉ là chuyện nhỏ, ông nhảy xuống ngựa, tay cầm cây thương phi thẳng vào ngựa của Vũ Đức Vương, mũi thương trúng ngựa. Vũ Đức Vương ngã xuống, Lê Phụng Hiểu liền phi tới cầm kiếm đấu hơn trăm hiệp. Nhưng đáng tiếc cho Vũ Đức Vương vì trước mặt ông là một Phụng Hiểu đầy dũng cảm, sức khỏe vô địch và đang tràn đầy nổi tức giận.

Hây A - Lê Phụng Hiểu la lớn sau khi đánh bật cây kiếm của đối thủ mình. Tiếp theo đó là một cú chém đầy uy lực, đầu của Vũ Đức Vương lăn tròn dưới đất, tay cầm đầu đối thủ của mình. Phụng Hiểu cầm lên uy hiếp tất cả binh lính còn lại. Bọn lính Tam Vương khi thấy thế liền bỏ chạy và chấp nhận thua cuộc.

 -------------------------------------------------------

Hoàng Thượng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế -  Bá quan văn võ quyền xuống hô lớn.

Các khanh bình thân - Lý Phật Mã đáp.

Sau khi chôn cất cha tử tế, Lý Phật Mã chính thức lên ngôi vua lấy niên hiệu là Lý Thái Tông, tiếp nối cha mình là Lý Thái Tổ, mở ra một thời kỳ tiếp tục thịnh vượng, hòa bình và vững mạnh cho dân tộc Việt chúng ta. Sau khi lên ngôi, vua ban công, thưởng tước những người có công dẹp tam vương. Dân Việt sẽ được những điều tốt đẹp gì chúng ta sẽ tiếp tục phần 2.