Thursday, March 7, 2019

Đại Chiến Việt - Tống

Sau khi rút quân về nước an toàn vì trước đó Tống Thần Tông có cho Quách Quỳ và Triệu Tiết để đánh úp. Kế hoạch đó của nhà Tống đã thất bại vì kế hoạch rút quân của Lý Đại Gia quá bí mật đến nỗi quân Tống không kịp chặn hậu đánh úp.

Tống Thần Tông rất bực mình, đi qua đi lại trong thư phòng cùng với Vương An Thạch. Gương mặt của vua Tống rất thất thần vì nỗi nhục đó. Thời gian này nhà Tống bị coi thường nào là Tây Hạ (phò mã Hư Trúc). Đại Liêu thì bắt nạt cống nạp liên tục cho nước này, giờ đến Đại Việt nhỏ bé cũng làm cho bẽ mặt thì còn đâu là thiên triều. Về mặt ngoại giao thì nước Tống chả khác gì một con cóc ghẻ đang bị nhiều nước khác chê bai, coi là em út. Nếu không thể hiện được là một trong nước lớn trong khu vực thì Tống Thần Tông cần phải hành động.

-Cho gọi Quách Quỳ và Triệu Tiết vào đây mau cho ta. - Tống Thần Tông la lớn trong buổi tọa triều

-Tuân lệnh.- Thái Giám trả lời

Vua Tống dựa vào ngại rồng thở dài, tay trống cằm suy nghĩ thì bất ngờ :



-Thần Quách Quỳ, Triệu Tiết đã đến. - Hai vị tướng tâu bẩm.


Vua Tống nhìn xuống, ngồi lên và nói :

-Chắc hẳn các người thắc mắc tại sao trẫm lại triệu hai ngươi đến đúng không ?

-Vâng thưa hoàng thượng - Hai vị tướng nói.


-Ta giao cho hai ngươi thượng phương bảo kiếm, ta cho ngươi đủ quyền để chỉ huy toàn quân đội. Quách Quỳ là chánh tướng, Triệu Tiết là phó tướng, lệnh xuất quân sớm để trừng trị bọn Giao Châu.

- Tuân lệnh.

Vua Tống quay lưng đi rồi khựng lại, quay lại nhìn hai vị tướng và nói :


- Đừng làm ta thất vọng.

Hai vị tướng "Dạ" một tiếng đầy quyết tâm. Trận này nhà Tống điều binh lính từ biên giới ở Liêu - Hạ về. Đây là một trong những binh lính tốt nhất, thiện chiến nhất của nhà Tống có được. Ngoài ra, máy bắn đá, hỏa tiễn, cuốc, xẻ, xà ben, cứ cái gì tốt nhất thời điểm đó là đem đi hết. Vua Tống còn rất chú trọng đến y dược, hậu cần. Vua yêu cầu bào chế 57 bài thuốc hoàn trị lam chướng, bệnh tật để mang theo trong quân. Sỡ dĩ lính của nhà Tống tuy thiện chiến nhưng chủ yếu ở miền tây và miền bắc không quen khí hậu lam lũ phía nam, vì vậy mọi thứ chuẩn bị rất kỹ.

Còn bên Đại Việt thì sao ?

Trên sông Như Nguyệt lúc này vào năm 1076. Lý Thường Kiệt đang vận động, chỉ đạo dân chúng đóng cọc ở bờ sông Như Nguyệt. Cả nước lúc này đang hùng hực đánh giặc vì một phần tin tưởng tướng thái úy mỹ nam tài giỏi. Một phần vì không muốn bị đô hộ nên khí thế lúc đó rất lớn.

-Đây là phòng tuyến tốt nhất của chúng ta, bằng mọi giá không được cho quân Tống vược qua phòng tuyến Như Nguyệt này. Kinh đô còn hay mất, sự tồn vong của nước ta là nằm ở đây.

Ở biên giới nước ta chủ yếu là các tù trưởng là thế phòng thủ tốt nhất của ta. Những chiến binh của tù trưởng này họ rất can đảm cộng với võ nghệ cao cường, địa thế thì thông thuộc. Đó chính là lực lượng rất mạnh và đáng gờm với bất kỳ quân đội nào. Nhưng họ lại không trung thành với nhà nước Đại Việt vì vậy Lý Thường Kiệt mới chọn địa bàn châu thổ Sông Hồng gần kinh thành làm trọng tâm để chống cự với giặc.


Cuối cùng ngày đó cũng đã đến. Tháng 7 năm 1076, Mở màn trận đánh, quân Tống mất nửa tháng chiếm được trại Ngọc Sơn thuộc châu Vĩnh An (Móng Cái) để làm hậu phương cho đánh Đại Việt ta. Quân biên giới ta chủ yếu là các dân tộc thiếu số nhưng được cái rất chịu khó phản kháng, lỳ lợm cộng với địa hình hiểm trở nên quân Tống khó thắng được.

Nhưng Lý Thường Kiệt đã chuẩn bị kế hoạch rõ ràng trước đó rồi. Ông cho Lý Kế Nguyên 2 vạn quân chặn ở quân thủy nhà Tống. Lý Kế Nguyên đã hoàn thành xuất xắc nhiệm vụ chặn đứng ở sông Đông Kênh. Vì đường vào Thăng Long qua nhiều sông nhỏ, thuyền của nhà Tống thì quá to không thế di chuyển nhanh, thêm nữa do tập hợp quá sớm nên quân thủy Tống chỉ quân ô hợp không hơn không kém.

Còn về mặt đường bộ thì Thái úy ra lệnh phò mã Thân Cảnh Phúc đánh theo lối đánh du kích. Lối đánh này mình cũng kể trước đó rồi. Cứ lâu lâu bị thọt 1 cái, xong lại rút vào rừng. Tìm mãi không ra.

Sau khi bị trăm ải cuối cùng đại quân của Quách Quỳ cũng đến sông Như Nguyệt. Nhìn sang bờ nam thấy Lý Thường Kiệt đã xây dựng xong chiến lũy xong xuôi. Quách Quỳ nghiến răng nói :

-Muốn đánh nhanh thắng nhanh nhưng kiểu này không được rồi, đành phải đợi thủy quân đến mới được.

Tình cờ có viên tướng nhỏ hiến kế :

- Thưa Tướng quân, xin hãy xây cầu phao qua bên sông là xong. 

Quách Quỳ nghe bùi tai liền đồng ý, liền cho khởi công. Bên Tống lựa chọn khúc sông không có quân Việt để xây cầu phao bắc qua bên kia sông. Lần đầu xuất quân mang 2000 quân tiên phong quả nhiên đã đột phát thành công. Viên tướng nhỏ đó mỉm cười thì thầm :

- Lý Thường Kiệt tuổi gì, bữa trước ăn hên phá được quân ta bên Ung Châu thôi.

Bất ngờ hắn qua lại phía sau và hét lớn :

-Cầu phao đâu rồi...........

Bất thình lình hắn lên lên trên và giật mình, mắt trợn ngược, mồ hôi đổ đầy mình và thầm nói :

- L...ý Thường Kiệt...

-Phải chính là ta đây, tưởng tao dốt lắm hả ? 

 Chuyện gì đến cũng đến, quân việt chém giết đã tay. Bên kia sông Quách Quỳ hét lớn :

 -Mau mau lấy thuyền qua cứu đám kia về cho ta.

Binh lính bên đó kịp đã cứu viên tướng xem thường Thái úy nhưng không kịp cứu hết 1000 người còn sót lại. Quách Quỳ giận đỏ mặt đập bể bàn và nói :

-Ai bàn đánh sẽ chém....


Nếu là mình, mình cũng sẽ rất khó xử. Bộ binh và kỵ bih không thể liên hệ được với thủy binh, lại bị chặn trước cửa sông Như Nguyệt, không tiến tới được, lùi cũng không xong. Quách Quỳ càng ngày càng tức tối, liên miệng hỏi thủy quân sao chưa tới, nhưng thật sự thủy quân của hắn đã bị toi ngoài kia rồi.

Cuối cùng, do hậu phương và quân Tống cách nhau quá xa nên lương thực lại thiếu trầm trọng. Khí hậu thì lam lũ quân lính có dấu hiệu bệnh tật nên Quách Quỳ đã nghĩ cách qua sông. Quách Quỳ sai quân :

-Quân đâu, mau mau đốn gỗ kết thành những chiếc bè khổng lổ, mỗi chiếc phải ít nhất là 500 quân cho ta, quan trọng là đẩy đủ trang bị để qua đốt cái lũy bên kia.

Tưởng đâu sẽ lấy thịt đè người sẽ thắng được nhưng không ngờ quân Việt liên tục chống trả.

-Mọi người bình tĩnh, chúng nó không vượt qua được đâu.

Chúng tìm cách phá hủy những hàng rào tre, nhưng hàng tre cứng đó đã bảo vệ Việt Nam hàng nghìn năm rồi sao có thể dễ dàng gục bỏ được. Sau những trận đánh đó càng thấy quân Tống rệu rã. Họ không ngờ bên đất nước nhỏ bé đó lại kiên cường đến vậy. Vào một buổi tối sau những trận đánh, thì một bài thơ vang lên làm cho quân Tống sợ hơn:


Sông núi nước nam vua nam ở
Rành rành phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm ?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời


Vào một đêm trăng sáng. Quách Quỳ ngồi suy nghĩ và mệt mỏi rồi ngủ thiếp đi. Giấc ngủ của hắn đang ngon thì :

-Bẩm tướng quân, quân Đại Việt đã sang tới đây rồi.

Quách Quỳ giật mình bật dậy và hét lớn :

-Tập hợp đội ngũ phản công, bọn giao châu dám phản công chúng ta sao.

Quân Tống vừa đông, và chiến đấu rất giỏi trên đất liền nên phòng vệ từ trước. Quân Lý thiệt hại đáng kể và rút về chiến thuyền rút lui. Quách Quỳ hăng máu dựng máy bắn đá lên để bắn. Hắn điên cuồng bắn, quyết đánh tới chết quân Đại Việt.

Hai vị tướng qua đánh chính là Hoằng Chân và Chiêu Văn. Quách Quỳ đã thấy rõ thuyền của 2 vị tướng ấy nên hắn hét lớn:

-Cái thuyền đó là chủ tướng của bọn Việt đấy, hạ được nó là xong. 

Thuyền soái bị bắn nát nhưng 2 vị tướng ấy vẫn tiếp tục chỉ huy cho đến lúc nằm yên ngủ dưới lòng sông Như Nguyệt. Quách Quỳ cười mỉm và nói :

-Ngày mai ta có thể ngồi nhắm rượu trong thành Thăng Long rồi.

Nhưng,

-Doanh trại của tướng Triệu Tiết gặp nguy!

Hóa ra đây là kế của thái úy Thường Kiệt. Một mặt tiến đánh doanh trại phó tướng. Do tất cả quân lực mạnh nhất đang mang cho Quách Quỳ nên không còn lại bao nhiêu. Lý Thường Kiệt đã dễ dàng chiếm đóng doanh trại ấy. Xác người nằm chết đến nỗi sau này người dân phải gọi đây là "Cánh đồng Xác".

Sau 40 ngày nữa trôi qua sau lần chiếm doanh trại đó. Đây là chiến thắng lớn nhất, vì quá nửa quân Tống đã chết nên lực lượng không còn được nhiều. Sau lưng thì Thân Cảnh Phúc lâu lâu chọt lên. Kế bên thì Lý Thường Kiệt. Nếu tiếp tục như vậy thì Quân Tống đứng trước tình thế nguy hiểm, nếu không đầu hàng sớm muộn cũng bị quét hết, nhung nếu đầu hàng thì còn gì là thể diện của "thiên triều". Quách Quỳ đang chán nản thì nhận được lá thư từ Thái úy Lý Thường Kiệt xin hòa.

Đó là chủ trương kết thúc chiến tranh mềm dẻo của Lý Thường Kiệt: "dùng biện sĩ bàn hòa, không nhọc tướng tá, khỏi tốn xương máu mà bảo toàn được tôn miếu"

Ngay lập tức sau đó vào tháng 3 năm 1077. Quân Tống rút loạn nhanh chóng. Sợ bị quân Đại Việt tập kích nên rút vào ban đêm. Nhìn tống sử đã ghi lại:

"Quỳ muốn rút quân về, sợ giặc tập kích, bèn bắt quân lính khởi hành ban đêm, hàng ngũ không được chỉnh tề, tình hình hỗn loạn giẫm xéo lên nhau"

Quân Tống rút đến đâu thì Lý Thường Kiệt cho quân bám sát tới đó để giữ đất đai đến đó. Nhưng riêng châu Quảng Nguyên (Cao Bằng) là miền đất có nhiều tài nguyên, nhất là mỏ vàng, nên nhà Tống muốn chiếm đóng để khai thác. Nhưng sau những lần ngoại giao thì nhà Lý cũng lấy lại vào năm 1079.


Từ trận đột kích Ung Châu đến trận tập kích Như Nguyệt làm 30 vạn lính và phu của nhà Tống bị tiêu diệt. Toàn bộ chi phí chiến tranh được nhà Tống tính ra là 5.100.000 lạng vàng. Tám vạn trong số hai mươi vạn phu đã bỏ mạng.